XỬ LÝ VI PHẠM VỀ RƯỢU, BIA, THUỐC LÁ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 117

Chế tài đã có, chỉ “chờ”… xử nghiêm!

(LĐTĐ) Khi Nghị định số 117/2020/NĐ-CP (Nghị định 117) của Chính phủ có hiệu lực, nhiều người trong giới “bợm nhậu” đứng ngồi không yên vì nhiều quy định mới chặt chẽ hơn. Theo đó, lực lượng chức năng sẽ chính thức phạt tiền các hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia, uống rượu bia trong giờ làm việc… Trên thực tế, đây là quy định cần thiết nhằm giảm thiểu tác hại của rượu bia, tuy nhiên làm thế nào để nghị định đi vào cuộc sống vẫn là dấu hỏi lớn.
Đẩy mạnh việc thực hiện Luật phòng chống tác hại của rượu, bia Thủ tướng chỉ thị tăng cường phòng, chống tác hại của rượu, bia Thay đổi dần hành vi “văn hóa ăn nhậu”

Còn nhiều băn khoăn

Theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, kể từ ngày 15/11/2020, các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia, thuốc lá sẽ bị phạt tiền. Cụ thể, Nghị định quy định phạt tiền từ 500.000-1.000.000 đồng đối với hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.

Đối với các hành vi uống rượu bia trước, trong giờ làm việc, học tập hoặc uống trong lúc nghỉ giữa giờ…sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng. Phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng đối với các cơ sở kinh doanh rượu, bia nếu không thực hiện nhắc nhở hoặc không có biển cảnh báo đối với hành khách về việc không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia.

Chế tài đã có, chỉ “chờ”… xử nghiêm!
Nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng sử dụng rượu bia tràn lan (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Đối với các hành vi vi phạm quy định về bán, cung cấp rượu, bia bị phạt tiền đến 20 triệu đồng và áp dụng xử phạt bổ sung tước giấy phép từ 1 đến 3 tháng. Tương tự, các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo rượu bia bị phạt tiền từ 15 đến 40 triệu đồng và áp dụng xử phạt bổ sung đồng thời buộc phải khắc phục hậu quả.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng khi không tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia trong cơ quan, tổ chức. Bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng khi không thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu bia.

Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế chính thức có hiệu lực được coi là bước tiến bộ lớn, nhưng cũng đặt các cơ quan thực thi pháp luật vào thử thách trong cuộc chiến chống lạm dụng rượu, bia, thuốc lá. Ngoài việc cấm uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật thì một trong những quy định được xem là tiến bộ nhất của luật này là cấm “xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia”…

Việc ép buộc người khác uống rượu, bia rõ ràng là hành vi không tốt, luật cấm là đúng. Vấn đề đặt ra là thực thi điều khoản này bằng cách nào? Nhiều ý kiến thắc mắc thế nào là hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia? Nếu không được hướng dẫn cụ thể sẽ khó chấp hành và cũng khó xử lý trên thực tế.

Anh Lê Văn Bằng (29 tuổi, Kĩ sư xây dựng, sinh sống tại quận Bắc Từ Liêm) nói: “Nghiêm cấm rủ rê, lôi kéo, ép uống rượu, bia, nhưng nếu có người vi phạm thì cơ quan nào đứng ra xử lý? Khi hay tin luật quy định về cấm ép uống rượu, bia, tôi rất mừng.

Tôi vốn uống được ít, mà đặc thù nghề nghiệp phải quan hệ rộng, hễ mỗi lần tiếp khách hay tiếp bạn bè là bị ép uống say mèm. Hiện giờ, mùa tiệc tùng cuối năm đã đến, nhưng không chắc điều luật trên sẽ được những “bạn nhậu” lưu ý, để không ép người khác uống”.

Anh Nguyễn Quang Vinh (32 tuổi, Cầu Giấy) cho biết, hầu như chiều nào anh cũng rủ bạn bè đi uống vài cốc bia hơi. Khi Nghị định 117 chính thức có hiệu lực, anh Vinh cũng băn khoăn không biết việc gọi bạn đến nhậu, mời bia như thế có bị xem là xúi giục người khác uống rượu, bia hay không? Anh này thắc mắc: “Không lẽ giờ trước khi ngồi vào bàn nhậu phải làm cam kết, tờ trình chứng minh rằng những người có mặt trên bàn nhậu đều là tự nguyện. Giờ cấm lôi kéo, ép uống thì việc nhắn tin, gọi nhau đi nhậu có bị cấm không? Mà cấm như thế nào cũng phải có quy định rõ ràng, để người dân biết”.

Trên thực tế, về sự cần thiết ban hành và thực thi một cách nghiêm túc những quy định nói trên là điều được khẳng định nếu chúng ta biết rằng mức độ tiêu thụ rượu, bia tại Việt Nam đang ở mức báo động, bình quân đầu người (trên 15 tuổi ở cả nam và nữ) quy đổi theo cồn nguyên chất là 8,3 lít/năm. Theo thống kê năm 2019, cả nước tiêu thụ 305 triệu lít rượu, 4,2 tỷ lít bia/năm. Dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng 5%/năm cho đến năm 2022.

Ngay khi Nghị định 117 được thực thi, nhiều người đã bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ quy định này và cho rằng, đây là một biện pháp mạnh để chấm dứt tình trạng lạm dụng rượu, bia, thuốc lá. Trước đó Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt chưa được một số người dân tự giác chấp hành, khi vẫn có những lái xe vi phạm quy định về nồng độ cồn. Sự tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn của lực lượng Cảnh sát giao thông là chưa đủ. Bởi vậy, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ra đời là hết sức cần thiết.

Theo nghị định này, quyền xử phạt thuộc nhiều lực lượng, ngoài cảnh sát giao thông còn có thanh tra các ngành liên quan; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; lực lượng quản lý thị trường đang thi hành công vụ cũng sẽ xử phạt nếu phát hiện hành vi vi phạm... Nếu các cấp chính quyền, cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt, tin rằng tình trạng lạm dụng rượu, bia sẽ sớm chấm dứt.

Cần thiết là như vậy, song có một thực tế là trong khi việc xác định các hành vi vi phạm như uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập… là khá dễ dàng, thì với hành vi ép buộc, xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia xem ra không đơn giản.

Nói vậy bởi có một thực trạng là ở Việt Nam ta, rượu bia vẫn được coi như là một phương tiện giao lưu mang tính văn hóa. Xưa các cụ có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, nay dường như ly rượu, cốc bia… đã thay cho miếng trầu truyền thống. Khó có thể tìm thấy một hoạt động, nghi lễ nào của đời sống xã hội, cộng đồng từ ma chay, hiếu hỷ cho đến khai trương, tổng kết, hội thảo, hội nghị…mà thiếu sự có mặt của bia, rượu.

Thậm chí người ta còn lấy rượu bia làm thước đo cho tình cảm, sự hiếu khách và lòng nhiệt tình, mục đích để khách phải uống thật nhiều, thật say. Và hậu quả là có những vị khách sau những buổi giao lưu như vậy không bao giờ dám quay lại.

Tạo nét đẹp văn hóa mới

Ngoài quy định mới về xử phạt những hành vi vi phạm trong lĩnh vực rượu, bia, Nghị định 117 cũng quy định các mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về phòng chống tác hại của thuốc lá, như: Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá; không đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, không đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ...

Được biết, trước đó, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng quy định cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng. Tại Điều 31 của Luật, việc xử phạt giao cho Uỷ ban nhân dân các cấp. Tại Điều 23 của Nghị định 176, hành vi này bị xử phạt từ 100 nghìn – 300 nghìn đồng. Sau một thời gian triển khai, việc thực hiện không hiệu quả, bởi hành vi hút thuốc lá nơi công cộng diễn ra rất nhiều, nhưng lực lượng xử lý hầu như không có.

Chế tài đã có, chỉ “chờ”… xử nghiêm!
Từ 15/11, uống rượu bia vượt ngưỡng sẽ bị xử phạt nặng (Ảnh: Tuấn Dũng)

Lần này, Nghị định 117 ra đời hy vọng sẽ có những bước tiến mới trong vấn đề xử phạt vi phạm thuốc lá. Đối với Nghị định 117, nội dung các xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thuốc lá quy định từ Điều 25 - Điều 29. Tại Điều 25 quy định về xử phạt vi phạm về địa điểm cấm hút thuốc lá, nếu như trước đây chỉ xử phạt từ 100-200 nghìn đồng thì hiện nay tăng lên từ 200-500 nghìn đồng.

Đáng chú ý, tại Điều 26 nghị định này quy định về mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi. Vậy, làm thế nào để người bán xác định khách hàng đủ 18 tuổi, theo nhiều ý kiến, đây là vấn đề khó, khi không có quy định người đi mua thuốc lá phải mang theo giấy tờ chứng minh mình đủ 18 tuổi.

Trên thực tế đây không phải là lần đầu tiên những quy định về các hành vi xử phạt được đưa ra nhưng tính khả thi không cao. Đặc biệt là những sai phạm đối với người dưới 18 tuổi. Có thể hiểu rằng, Nghị định 117/2020 hướng đến thể hiện ý chí, tinh thần của luật pháp, “phòng vệ từ xa” trẻ em nghiện ngập thuốc lá, rượu bia.

Tuy nhiên, theo nhiều người đánh giá, Nghị định 117/2020 khi đi vào cuộc sống sẽ gặp không ít khó khăn khi thực hiện. Đơn cử như Nghị định 117 có điều khoản xử phạt với hành vi hút thuốc lá với người từ 16 đến dưới 18 tuổi; sử dụng người dưới 18 tuổi mua thuốc lá; người từ 16 đến dưới 18 tuổi uống rượu bia; bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi.

“Tuy nhiên, việc xử phạt với hành vi liên quan thuốc lá, rượu bia trong thực tế là rất khó khăn vì từ phía người có thẩm quyền xử phạt thì không có mặt tại thời điểm vi phạm; việc xác định tuổi của đối tượng là khó khăn vì không thể yêu cầu người mua thuốc lá, rượu bia phải trình chứng minh nhân dân hay giấy khai sinh... Muốn xử lý vi phạm phải đưa đối tượng đến nơi làm việc để lập biên bản xử phạt... Và các việc này khó khả thi”, anh Lê Hữu Phú, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm bày tỏ.

Trở lại việc xác định xử phạt, như trên đã nói, việc nhận diện hành vi này không hề đơn giản, mặc dù nó diễn ra khá phổ biến. Theo bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Pháp chế Bộ Y tế, việc thực hiện các quy định của Nghị định 117/2020/NĐ-CP đều có các hướng dẫn cụ thể. Do đó, việc phân tích, xác minh nhận diện những hành vi ép buộc, xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia cũng có cơ sở để thực hiện.

Pháp luật cũng cho phép người dân có thể chụp ảnh, quay phim, ghi hình… để làm bằng chứng phản ánh với cơ quan có thẩm quyền. Chính người bị ép buộc cũng có thể báo cáo, cơ quan chức năng sẽ xác minh, nếu đúng sẽ xử phạt.

Tuy nhiên, chúng ta đều biết mục đích của việc xử phạt trước hết nhằm định hướng, điều chỉnh hành vi, để người dân có ý thức rằng đây là hành vi bị cấm và không vi phạm. Những quy định nói trên cũng là cơ sở để người dân ngăn chặn, tố giác những hành vi vi phạm. Người bị ép cũng có cơ sở pháp luật để từ chối.

Nói cách khác, việc xác minh, xử phạt và tiến tới hạn chế, loại trừ hành vi ép buộc, xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức hành động của mỗi người và cộng đồng. Mặt khác, những vi phạm được phát hiện, xử phạt nghiêm sẽ tạo hiệu ứng tốt trong xã hội, cộng đồng.

Tin rằng, quy định xử phạt nghiêm khắc hành vi ép người khác uống rượu bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP sẽ đi vào cuộc sống, tương tự như những quy định trước đây là bắt buộc đội mũ bảo hiểm, không uống rượu bia khi lái xe... tạo thành nét đẹp văn hóa mới trong xã hội../

Tuấn Dũng – Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Xem thêm
Phiên bản di động