Ô nhiễm tiếng ồn - “Sát nhân” giấu mặt

Như "sát nhân" giấu mặt, ô nhiễm tiếng ồn là vấn đề rất cần được quan tâm, nhất là tại các đô thị. Tại Việt Nam, dù gây tác hại cho sức khỏe của cộng đồng nhưng ô nhiễm tiếng ồn ít được quan tâm so với các loại ô nhiễm khác. Cần phải có giải pháp quyết liệt cho vấn đề này.
o nhiem tieng on sat nhan giau mat Ô nhiễm không khí, tiếng ồn làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp
o nhiem tieng on sat nhan giau mat Cuộc sống người dân đảo lộn vì tiếng ồn công trình
o nhiem tieng on sat nhan giau mat Ô nhiễm tiếng ồn: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
o nhiem tieng on sat nhan giau mat Cây xanh tác động đến môi trường sống như thế nào

Mối nguy hại lớn

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế), tại 12 đường và nút giao thông chính tại Hà Nội, tiếng ồn trung bình vào ban ngày đạt mức từ 77,8 đến 78,1 dBA (đơn vị đo âm thanh), vượt tiêu chuẩn cho phép từ 7,8 đến 8,1 dBA. Tiếng ồn trung bình vào ban đêm là 65,3 - 75,7 dBA (vượt tiêu chuẩn từ 10 đến 20 dBA).

Tại các khu công nghiệp, người lao động ở mọi ngành nghề đều phải tiếp xúc với tiếng ồn. Trong tổng số khoảng 52 triệu người lao động, có khoảng 10-15 triệu người phải tiếp xúc với tiếng ồn ở mức cao hơn so với mức cho phép.

o nhiem tieng on sat nhan giau mat
Dù đã có những quy định khắt khe nhưng vẫn có khá nhiều người bị stress và các bệnh do ô nhiễm tiếng ồn gây ra.

Với cư dân ở nhiều nơi, tiếng ồn thực sự trở thành nỗi ám ảnh mỗi khi trở về nhà sau một ngày lao động. Chị Nguyễn Thị Quỳnh (khu chung cư VP6 Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, khu vực chị ở nằm cạnh đường vành đai 3 nên hằng ngày cư dân chịu ảnh hưởng bởi tiếng xe chạy, còi xe… Ô nhiễm âm thanh ở mức báo động nên lúc nào cửa nhà chị Quỳnh cũng phải đóng kín thì mới nghe được tiếng ti vi, tiếng mọi người nói chuyện với nhau. “Khi mới từ quê lên, bác giúp việc cho gia đình tôi bị mất ngủ triền miên vì tiếng ồn. Con tôi khó tập trung khi học bài vì âm thanh từ ngoài đường dội vào”, chị Nguyễn Thị Quỳnh kể.

PGS.TS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường đánh giá, tiếng ồn là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe lớn thứ hai - sau bụi. Tiếng ồn không tích lũy trong môi trường như ô nhiễm chất độc, nhưng nó gây tác động xấu cho sức khỏe con người và có thể để lại hậu quả lâu dài. Ngoài ảnh hưởng đến cơ quan thính giác (gây ù tai, làm giảm sức nghe, điếc), ô nhiễm tiếng ồn còn gây ra chứng mất ngủ, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, suy giảm nhận thức ở trẻ em…

Theo PGS.TS Doãn Ngọc Hải, tiếng ồn là một dạng ô nhiễm môi trường rất nguy hại nhưng lại ít được quan tâm so với các loại ô nhiễm khác. Ai cũng biết công nhân làm việc trong môi trường tiếng ồn cao sẽ bị giảm năng suất lao động, thế nhưng, có đến 80% doanh nghiệp không có giải pháp kiểm soát tiếng ồn. Hiện nay, kết quả khảo sát cho thấy mới có khoảng 10-15% doanh nghiệp quan tâm đến việc khám thính lực cho công nhân.

Cùng quan điểm nêu trên, bác sĩ Lê Công Định, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ: Trung bình một ngày khoa tiếp nhận 500 - 600 bệnh nhân đến khám, trong đó, vấn đề thường gặp là về khả năng nghe kém (15 - 20%). Đối với trẻ nhỏ, việc phải sống trong môi trường có tiếng ồn quá lớn không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nghe, mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển về ngôn ngữ, tư duy, kết quả học tập. Còn với người lớn, việc sống và làm việc trong môi trường tiếng ồn liên tục khiến họ bị stress, cáu giận, chóng mặt, đau đầu và có nguy cơ cao về bệnh thần kinh.

Hiện nay, vấn đề tiếng ồn và ảnh hưởng của nó chưa được quan tâm như các bệnh khác, kể cả từ phía bệnh nhân đến cán bộ y tế, các bộ, ngành... Cụ thể, ngành Y tế còn thiếu thiết bị chẩn đoán bệnh nhân nghe kém, thiếu bác sĩ chuyên về thính học. Bảo hiểm y tế cũng chưa thanh toán khoản chi cho thiết bị hỗ trợ nghe của người bệnh. Thị trường cung cấp dịch vụ, thiết bị liên quan như máy trợ thính khá trầm lắng, không đồng bộ từ khâu cung cấp máy đến hiệu chỉnh, bảo hành, bảo dưỡng…

Giảm hệ lụy bằng cách nào?

Nhiều nước trên thế giới đề ra quy định khắt khe trong việc chống ô nhiễm tiếng ồn. Ngoài đường hầu như không có tiếng còi xe và các loại tiếng ồn đều được khống chế trong phạm vi cho phép. Còn tại nước ta, để hạn chế tiếng ồn, theo ThS Hà Lan Phương, Phó trưởng Khoa Khám bệnh chuyên ngành (Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường), cần phải giảm thiểu tiếng ồn từ các phương tiện tham gia giao thông, tăng cường giao thông công cộng nhằm hạn chế phương tiện cá nhân, không cho phép các phương tiện không đáp ứng tiêu chuẩn về tiếng ồn được hoạt động.

Ngoài ra, cần trồng nhiều cây xanh ở hai bên đường. Riêng đối với các khu vực cần yên tĩnh như bệnh viện, trường học, đường cao tốc qua khu dân cư… cần xây tường cao "chắn" tiếng ồn. Về lâu dài, trong quy hoạch đô thị, khu công nghiệp cần phải có điều khoản về chống tiếng ồn đối với các khu dân cư, nơi công cộng.

Còn theo PGS.TS Doãn Ngọc Hải, ở đô thị, các nhà sát vách nhau, không có khoảng không gian cách ly thì khi tổ chức tiệc, đám cưới... nên hạn chế tối đa việc sử dụng loa đài có công suất lớn. Mỗi cư dân thành thị cần nâng cao ý thức giữ gìn môi trường sống, tự hạn chế tiếng ồn để bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh. Trong sản xuất, cần phải thay thế, sửa chữa thiết bị cũ để giảm nguồn gây ồn, tăng cường trang thiết bị bảo hộ chống ồn cho người lao động.

Để hạn chế loại ô nhiễm này, các cấp chính quyền cần tăng cường tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp có ý thức tốt hơn về môi trường sống, sử dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với các chủ thể thường xuyên gây ra tiếng ồn, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của cộng đồng.

Theo Xuân Lộc/Hà Nội mới

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững

Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững

(LĐTĐ) Trong năm 2024, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về điều hành tăng trưởng tín dụng linh hoạt, hiệu quả, kịp thời, đáp ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế; Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chủ động thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm kịp thời đáp ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội

Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Chị Trần Thanh Hòa (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) hỏi: Công ty tôi có nhân viên mới ký hợp đồng làm việc chính thức từ tháng 11/2024 nhưng do sơ suất chưa được báo tăng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Bây giờ đơn vị muốn báo tăng BHXH, cần làm những thủ tục gì và có bị phạt không?
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết

Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam sẽ cấp kinh phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1, 2/2025 cho BHXH các tỉnh, thành phố vào cùng kỳ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1/2025, bao gồm cả người hưởng nhận bằng tiền mặt và nhận qua tài khoản cá nhân.
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”

Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”

(LĐTĐ) Việc chuyển đổi sang phương tiện sử dụng năng lượng sạch không chỉ giúp giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính mà còn thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển vận tải hành khách công cộng. Thông qua đó, sẽ thúc đẩy chuyển đổi xanh trong giao thông đô thị, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, chỉ có định hướng là chưa đủ, doanh nghiệp vẫn cần thêm những chính sách hỗ trợ để hiện thực hóa những mục tiêu đề ra.

Tin khác

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

(LĐTĐ) Với dự thảo lần 3, đề án quản lý lòng đường, vỉa hè, thành phố Hà Nội đã đưa ra những phương hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn tiêu chí và mô hình cho thuê vỉa hè.
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

(LĐTĐ) Hà Nội là đô thị có lưu lượng người và các phương tiện tham gia giao thông đông đúc, kéo theo những vi phạm về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường. Những tháng cuối năm, các địa phương trên địa bàn Thủ đô đã tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân và quyết liệt kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm.
Phát triển không gian xanh tại các đô thị

Phát triển không gian xanh tại các đô thị

(LĐTĐ) Ngày 29/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo: “Thiết kế công viên thuận tiện, an toàn cho mọi người và tăng khả năng chống chịu cho các đô thị Việt Nam”.
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm

Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương sẽ bố trí 34.515 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm trên địa bàn; trong đó phân bổ ngay hơn 18.110 tỷ đồng cho các dự án đủ điều kiện theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động