Ô nhiễm môi trường có làm gạo kém chất lượng?
Túi nylon sẽ 'vắng bóng' tại nhiều nước | |
Mộc mạc sắc trắng bông gạo giữa nắng hè Hà Nội |
Theo một số nhà khoa học quốc tế cho biết khi lượng khí carbon dioxide (CO2) trong khí quyển tăng lên thì giá trị dinh dưỡng của gạo sẽ giảm xuống. Một trong những nguyên nhân làm lượng khí carbon dioxide trong khí quyển tăng là do sử dụng các nguyên liệu hóa thạch trong nông nghiệp và tình trạng đốt, phá rừng xảy ra.
Ảnh hưởng đến chất lượng gạo
Mặc dù carbon dioxide là một trong những nguyên liệu thực vật sử dụng để cung cấp năng lượng cho cơ thể thông qua quang hợp. Tuy nhiên, nếu chúng có quá nhiều lại là một điều không tốt.
Khi lượng khí carbon dioxide (CO2) trong khí quyển tăng lên thì giá trị dinh dưỡng của gạo sẽ giảm xuống. Ảnh: Internet |
Qua nghiên cứu cho thấy vào tháng 4 vừa qua, nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đạt mức cao nhất trong ít nhất 800.000 năm - trung bình 410 phần triệu (ppm) trong suốt tháng này.
Theo TS Lewis Ziska, nhà sinh lý học thực vật tại Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, cho biết “khi khí carbon dioxide gia tăng một cách đột ngột chúng sẽ phản ứng với thực phẩm. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt với sức khỏe con người, do chúng bị thâm hụt dinh dưỡng và dị ứng phấn hoa”.
Cụ thể hơn là qua nghiên cứu chúng ta thấy được mức vitamin B giảm trong những điều kiện này. Hơn thế nữa, hơn 30% vitamin B9 hoặc folate bị sụt giảm khi khí carbon dioxide gia tăng một cách đột ngột, tiếc thay chất này lại thường được bổ sung cho phụ nữ mang thai để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ. Bên cạnh đó, với điều kiện này chúng còn có khả năng làm giảm trung bình khoảng 10% protein và sắt, và 5% kẽm.
Sự cần thiết của gạo với cơ thể
Trong hàng ngàn năm, lúa gạo đã trở thành nguồn lương thực chủ yếu cho nhiều người châu Á, và trong thời gian gần đây chúng cũng là nguồn lương thực chủ yếu của nhiều nước châu Phi.
Gạo không chỉ là nguồn cung cấp calo chính mà còn là protein và vitamin cho nhiều người ở các nước đang phát triển và những nước phát triển.
Theo các nhà khoa học khi chúng ta tiêu thụ gạo với mức dinh dưỡng thấp sẽ ảnh hưởng đến cơ thể, dinh dưỡng kém này có thể dẫn đến tăng trưởng còi cọc, bệnh tiêu chảy và thậm chí làm tăng nguy cơ sốt rét.
Từ những nghiên cứu trên chúng ta nên ý thức với việc bảo vệ môi trường chúng ta đang sinh sống. Điều chúng ta có thể làm ngay đó là việc trồng cây xanh, sử dụng tiết kiệm điện. Nên có những biện pháp mạnh đội với những người chặt, phá cây rừng,…những điều này sẽ làm cho môi trường chúng ta sạch hơn. Lượng CO2 sẽ được cân bằng, điều này dẫn đến chất lượng lúa gạo chúng ta trồng ngày một cao hơn.
Theo Nguyên Võ/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00