Nút thắt trong cải tạo chung cư cũ
Sớm bàn giao quyền quản lý các chung cư cũ về cấp huyện | |
“Lối thoát hiểm” có thật sự thoát hiểm? | |
Quy hoạch phải đáp ứng hai tiêu chí tầm nhìn và thực tiễn |
Nút thắt đối với việc cải tạo chung cư cũ thời gian qua được nhắc đến nhiều nhất là những quy định hạn chế chiều cao đối với những nhà cao tầng trong quận nội thành và khu vực trung tâm. Việc khống chế chiều cao công trình đã tạo ra những “rào cản” để thu hút doanh nghiệp.
Nhằm từng bước hóa giải những khó khăn này, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt Quy chế quản lý nhà cao tầng khu vực nội đô, tăng chiều cao từ 18 đến 24 tầng đối với các dự án cải tạo chung cư cũ. Tuy nhiên, quy định cho tăng chiều cao nhưng không được tăng dân số cơ học lại vô tình “gây khó” cho công tác kêu gọi đầu tư.
Một khó khăn nữa cho công tác kêu gọi đầu tư chính là thỏa thuận giữa người dân và chủ đầu tư về hệ số bồi thường. Việc xác định hệ số đền bù sao cho hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan cũng là bài toán nan giải, thậm chí nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ đầu tư.
Cải tạo chung cư cũ không phải là việc làm "sớm, chiều" nhưng cũng không thể mãi dậm chân tại chỗ. |
Theo danh mục các dự án dự kiến thu hút đầu tư trên địa bàn giai đoạn năm 2018 có 12 dự án nằm tại các vị trí “đất vàng” thuộc các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Đông Anh và Đống Đa. Đây vốn là các khu tập thể (KTT) cũ của Hà Nội trước đây. Trong đó, dự án có quy mô vốn đầu tư lớn nhất là đầu tư cải tạo, xây mới KTT Trương Định, quận Hoàng Mai với vốn đầu tư dự kiến là 42.000 tỷ đồng, còn dự án có quy mô vốn đầu tư nhỏ nhất là đầu tư cải tạo, xây mới KTT Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng là 5.000 tỷ đồng. |
Quy định của thành phố Hà Nội cũng chỉ rõ, chính sách hỗ trợ diện tích tái định cư tối thiểu với người dân là hệ số K = 1,5 lần (đền bù nhà mới gấp 1,5 diện tích nhà cũ). Tuy nhiên, do việc thoả thuận hệ số đền bù được giao phó cho doanh nghiệp trực tiếp thoả thuận với người dân, nên các doanh nghiệp cải tạo chung cư cũ đều phải chấp nhận áp dụng hệ số K = 2,1 lần, thậm chí K = 2,5 lần như ở nhà D2 Giảng Võ.
Mới đây nhất, vụ “lùm xùm” giữa người dân và chủ đầu tư Khu tập thể Viện tư liệu phim 22 Liễu Giai, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội cũng thể hiện rõ điều này. Người dân thì cho rằng mức đền bù của chủ đầu tư là chưa thỏa đáng, chưa kể đến mức chênh lệnh giữa diện tích thực tế và diện tích cơi nới và chủ đầu tư không đồng ý với phương án này.
Có thể nói, hầu hết các dự án cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội vướng mắc do mâu thuẫn về lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân. Vì vậy, để giải quyết gốc rễ vấn đề này, “chính quyền” với vai trò hoạch định, xây dựng chính sách nắm rõ được bản chất của vấn đề đang tồn tại, từ đó làm trọng tài để có một tiếng nói chung. Không thể cứ động đến là cưỡng chế, hay thả nổi để doanh nghiệp tự thỏa thuận với các hộ dân, áp dụng “máy móc” các hệ số tái định cư.
Tòa nhà D2 Giảng Võ, một trong số ít dự án cải tạo chung cư cũ được triển khai. |
Nhiều ý kiến cho rằng, việc cải tạo chung cư cũ là vấn đề xã hội, vậy nhà nước phải có trách nhiệm chính, còn doanh nghiệp tham gia đóng góp có lợi nhuận. Lợi nhuận này được thừa hưởng ngay tại những khu chung cư sau cải tạo, hoặc những quỹ đất khác, đây chính là việc của chính quyền thành phố, phải đảm bảo hài hòa lợi ích. Như vậy, nhà nước cần nắm một “vai trò” rõ ràng hơn trong vấn đề này, chứ không thể khoán trắng cho doanh nghiệp được, bởi khi “thả nổi” rất khó xác định trách nhiệm của các bên.
Nhiều hội thảo đã được tổ chức, nhiều chuyên gia trong ngành cũng đã lên tiếng về “nút thắt” trong cải tạo chung cư cũ, đó là sự chung tay của nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Để làm được việc này, phía Nhà nước cần đưa ra các tiêu chí, cơ chế rõ ràng, cụ thể hơn nữa cho nhà đầu tư khi muốn họ tham gia cải tạo các khu chung cư cũ. Cần thiết sẽ ban hành cơ chế “đặc biệt” cho từng dự án khác nhau, chứ không thể quy định chung chung rồi để đấy.
Từ hơn 10 năm trước, Hà Nội đã đưa ra chương trình cải tạo, nâng cấp, xây mới các chung cư cũ xuống cấp trên địa bàn thành phố. Để thực hiện chính sách cải tạo chung cư cũ, Chính phủ, các bộ ngành và chính quyền đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên để kêu gọi doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, có rất nhiều vướng mắc khiến sau hơn 10 năm triển khai, chương trình này gần như dậm chân tại chỗ khi mới chỉ có 14 chung cư cũ được xây dựng mới đưa vào sử dụng, chiếm chưa tới 1%; 5 chung cư cũ đang phá dỡ, triển khai xây dựng; 4 khu chung cư cũ nguy hiểm cấp D đang tổ chức di dời, nhưng chưa có phương án xây dựng lại. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng
Trật tự đô thị 29/10/2024 17:59
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác
Trật tự đô thị 29/10/2024 09:09
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện
Trật tự đô thị 26/10/2024 10:04
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị
Trật tự đô thị 24/10/2024 13:06
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 15/10/2024 08:20
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 14/10/2024 12:46