“Lối thoát hiểm” có thật sự thoát hiểm?
Để “bà hỏa” không phát hỏa | |
Công an Hà Nội quyết liệt đấu tranh với “giặc lửa” | |
Giải cứu 3 người bị mắc kẹt trong vụ cháy khách sạn trên phố Hàng Than |
Cần trả lại lối thoát hiểm cho các chung cư, tập thể cũ (Ảnh Dân trí) |
Theo số liệu từ Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, hiện thành phố có 1.075 nhà, công trình cao tầng, chung cư cao tầng. Theo dự báo, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội có trên 200 dự án đã được phê duyệt và sẽ có 130 Trung tâm thương mại các loại... Với đặc điểm tình hình nêu trên, Hà Nội luôn là địa bàn trọng điểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.
Một trong những nơi tiềm ẩn cháy, nổ được các chuyên gia nhắc đề cập đến đó chính là các chung cư, tập thể cũ ở Hà Nội. “Chuồng cọp” , “lồng chim”… là những cụm từ “mỹ miều” được mọi người “ưu ái” đặt cho những căn hộ cơi nới, đã biến tướng thành những không gian “cứng”, thậm chí là bê tông kiên cố, bất chấp kết cấu, tuổi thọ tòa nhà, chiếm dụng khoảng không chung cư.
Đáng nói, phần lớn những hộ vi phạm đều không ý thức được sự nguy hại khi biến nhà thành “lô cốt” như vậy. Họ đơn thuần chỉ coi đây là cách để chống trộm và bảo vệ sự an toàn, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ. Hệ lụy là, chính những “chuồng cọp” trên cao như thế vô tình đã ngăn lối thoát nạn duy nhất của căn nhà, khiến công tác chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn.
Theo khảo sát thực tế tại các Khu tập thể Tân Mai, Hoàng Mai (quận Hoàng Mai); Khu tập thể Bách Khoa, 8/3 (quận Hai Bà Trưng), trên 90% các căn hộ tập thể đều có phần diện tích tăng thêm. Thậm chí không ít “chuồng cọp” còn được đổ nền, xây dựng bằng bê tông kiên cố.
Đề cập đến nguy cơ cháy nổ thường trực tại các khu chung cư, tập thể cũ, đại diện Cảnh sát PC&CC quận Cầu Giấy cho biết, xu hướng “phòng trộm mà quên phòng cháy” diễn ra ở nhiều khu tập thể, thậm chí chung cư mới. Do gia cố vật liệu kiên cố vào cửa sổ, ban công… nên khi cháy xảy ra, lực lượng PCCC tiếp cận cứu người rất khó khăn. Chưa kể mất thời gian để cắt “chuồng cọp”, cắt khóa cửa… dẫn đến tốc độ xử lý sự cố cháy nổ, cứu hộ cứu nạn các nạn nhân gặp nhiều trở ngại…
Có thể thấy, trong khi ý thức người dân liên quan đến công tác PCCC chưa cao, nguy cơ xảy ra cháy nổ thường trực thì việc người dân chủ động ứng phó với các sự cố cháy nổ là hết sức cần thiết.
Mô hình tuyên truyền, mở lối thoát hiểm tại các khu vực “chuồng cọp” ở phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) do UBND phường phối hợp với Công an quận Cầu Giấy, cụ thể là đội Cảnh sát PC&CC Số 3 là một điểm sáng cần nhân rộng. Theo tìm hiểu, trước đây các khu nhà tập thể cũ trên địa bàn phường Nghĩa Tân thường không có hệ thống PCCC. Nguy cơ xảy ra cháy nổ cao nhưng nhiều hộ dân vẫn chủ quan đối với vấn đề này.
Nhận rõ những điểm bất cập này, lãnh đạo UBND quận Cầu Giấy đã chỉ đạo UBND phường Nghĩa Tân phối hợp với Phòng Cảnh sát PC&CC Số 3 tổ chức kiểm tra, rà soát các khu nhà tập thể cũ trên địa bàn Phường Nghĩa Tân, thí điểm mở lối thoát hiểm tại các khu vực “chuồng cọp” tại nhà tập thể A12. Sau quá trình vận động tuyên truyền, ý thức của người dân đối với công tác PCCC được nâng cao rõ rệt. Đến thời điểm hiện tại, gần như 100% các hộ dân sinh sống trong khu nhà tập thể A12 đã tiến hành trổ cửa tại khu vực chuồng cọp để làm lối thoát nạn dự phòng khi có sự cố cháy, nổ xảy ra…
Nhằm nâng cao công tác PCCC trên địa bàn TP Hà Nội, mới đây Thành ủy Hà Nội đã có Công văn số 868-CV/TU về tăng cường công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố. Theo đó, thời gian tới, Công an TP Hà Nội và các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm đối với những vi phạm quy định về PCCC, nhất là tại các công trình có nguy cơ cháy nổ cao, các chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại, chợ, khu công nghiệp, khu chế xuất...; kiên quyết xử lý nghiêm và cưỡng chế những trường hợp vi phạm.
Bên cạnh đó, tham mưu, đề xuất di dời các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao như: sản xuất, chế biến gỗ, sang chiết gas, xăng dầu, hóa chất... ra khỏi khu dân cư. Chủ động, sẵn sàng xử lý các tình huống cháy, nổ, tai nạn, thảm họa xảy ra nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Làm tốt công tác hướng dẫn, tập huấn cho nhân dân kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn; hướng dẫn thường xuyên kiểm tra, rà soát các trang thiết bị PCCC tại các cơ quan, đơn vị, bảo đảm vận hành tốt khi có sự cố cháy nổ…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Điều tra nguyên nhân vụ cháy kho hàng đồ chơi ở Định Công
Phòng chống cháy nổ 19/11/2024 09:58
Cháy ngùn ngụt trong đêm tại kho hàng ở ngõ 115, phố Định Công
Phòng chống cháy nổ 19/11/2024 00:53
Cháy lớn tại xưởng in bao bì ở Đông La, Hoài Đức
Phòng chống cháy nổ 15/11/2024 18:03
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 15:22
Đưa robot vào diễn tập chữa cháy tại chung cư HH1 Linh Đàm
Phòng chống cháy nổ 01/11/2024 14:19
Cháy cửa hàng nội thất trên đường Đê La Thành
Phòng chống cháy nổ 29/10/2024 17:58
Nhanh chóng dập tắt đám cháy trong đêm trên đường Giải Phóng
Phòng chống cháy nổ 27/10/2024 09:24