Nội soi can thiệp thành công cho bệnh nhân 72 tuổi hóc xương mang cá
Bệnh nhân là chị Vũ Thị Q. (SN 1947, ở Hà Nội). Qua khai thác tiền sử, các bác sĩ cho biết trước đó bệnh nhân có ăn cơm với canh cá. Sau ăn, bệnh nhân cảm thấy nuốt đau ở vùng cổ, đã đi khám nội soi tai mũi họng nhưng không phát hiện ra hóc xương.
Xương cá mắc trong thực quản bệnh nhân sau khi được các bác sĩ can thiệp gắp ra thành công. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp). |
Sau đó tình trạng bệnh nhân chuyển nặng: Bệnh nhân thấy đau vùng cổ và đau xương ức bệnh nhân rất khó chịu, cứ ăn vào nôn ra ngay. Sau đó, bệnh nhân đã đi khám tại phòng Nội soi tiêu hóa can thiệp của đơn nguyên khám chữa bệnh tự nguyện tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông và phát hiện bị hóc xương cá
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Cương, đây là một trong những trường hợp hóc xương cá cực nguy hiểm. Bởi bệnh nhân đã lớn tuổi, lại bị hóc xương mang cá có cấu tạo như một móc câu, mỏng, to bản, kích thước 2x1,7cm ở thực quản. Nếu các bác sĩ gắp xương cá từ thực quản ra ngoài luôn sẽ gây xé rách thực quản, dẫn tới chảy máu nhiều sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân.
Bởi vậy, kíp phẫu thuật đã lựa chọn giải pháp đưa dị vật xuống dạ dày, sau đó gắp dị vật bằng dụng cụ chuyên biệt. Với phương pháp tối ưu này đã giúp bệnh nhân tránh được chảy máu thực quản và gắp được dị vật thành công mà không gây tai biến cho bệnh nhân. Sau khi gắp dị vật thành công, bệnh nhân được hướng dẫn theo dõi tại nhà không phải nằm viện.
Theo các chuyên gia y tế, hóc xương cá là “tai nạn” rất thường gặp khi ăn uống bất cẩn, xảy ra ở trẻ nhỏ và cả người lớn. Khi bị hóc, dù là một hay hai mẩu xương nhỏ, cũng khiến người hóc có cảm giác khó chịu và đau đớn. Bởi vậy, để tránh tình trạng hóc xương cá mọi người nên thận trọng trong lúc ăn. Không nên vừa cười nói vừa nhai.
Và nếu một khi bị hóc xương cá, nên dừng tất cả các hoạt động ăn uống, vì có thể khiến dị vật có nguy cơ đâm sâu hơn vào cổ họng gây tổn thương. Đồng thời, người bị hóc xương cá hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03