Nỗi lo từ những bể bơi không phép
Xây dựng không phép tràn lan |
Vừa xây đã sập
Bơi lội là môn thể thao hấp dẫn trong mùa hè, là nhu cầu của đông đảo người dân từ thành thị đến nông thôn. Tuy nhiên, đây lại là loại hình dịch vụ hoạt động có tính thời vụ (tập trung vào mấy tháng hè) nên việc tuân thủ các quy định về vệ sinh, an toàn, quy chuẩn... chưa được chấp hành nghiêm chỉnh.
Bể bơi ở thôn Cung Thượng nơi xảy ra tai nạn chết người có diện tích khoảng 200 m2 được xây năm 2014 với chi phí 300 triệu đồng. Chủ bể bơi chưa đăng ký giấy phép kinh doanh nhưng vì muốn tranh thủ thu hồi vốn nên vẫn cho hoạt động với mức giá thu 10.000 đồng/ lượt. Ngày xảy ra tai nạn đáng tiếc, chủ bể bơi đã dán áp phích mở cửa miễn phí để kêu gọi mọi người đến bơi trong 2 ngày 17 và 18/4. Theo nhân chứng, thời điểm xảy ra tai nạn có khoảng 100 người đang "lặn ngụp dưới bể bơi".
Hiện trường bể bơi bị sập ở Vĩnh Phúc |
Trước tình trạng "bể bơi vừa xây đã sập”, kỹ sư Trần Viết Hữu, Phó giám đốc Công ty cổ phần xây dựng SHD (Trung Kính - Hà Nội) nhận định: "Có thể do móng yếu nên bị nước xói mòn vào chân tường dẫn đến đổ sập. Mặt khác, thiết kế bể bơi không phải bể âm mà là bể nổi, lại được xây dựng bằng tường gạch đơn giản chứ không được đúc bê tông nên không thể chịu được trọng lực của nước trong bể...”.
Cần làm chặt thủ tục cấp giấy phép
Trên thực tế, việc xây dựng bể bơi gia đình không phải mới mẻ mà ngược lại đã được áp dụng rộng rãi cho những căn hộ có diện tích lớn với đủ hình dáng, kích cỡ khác nhau và được đặt trong nhà hay ngoài trời...tùy ý gia chủ.
Theo ông Trần Viết Hữu thiết kế bể bơi cần chú ý đặc biệt đến sức chứa, khả năng phục vụ lớn nhất có thể để đảm bảo cho bể bơi sử dụng an toàn ngay cả khi số người trong bể nhiều nhất. Việc tính toán này phải được thẩm tra và thực hiện bởi các kỹ sư kết cấu, thiết kế thì mới có thể lường hết được khả năng chịu tải, tính an toàn ... |
Anh Phạm Hưng (phố Huế) chia sẻ, gia đình anh có xây dựng bể bơi trong biệt thự của gia đình ở Gia Lâm nhằm mục đích cuối tuần cả nhà về đó nghỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên, do diện tích khiêm tốn nên mọi thiết kế cũng chỉ mang tính tương đối so với chuẩn của một bể bơi. Ví dụ việc không có mái che khiến bể bơi luôn trong tình trạng nắng nóng hay việc thay nước định kỳ chỉ được duy trì vào những tháng hè còn vào mùa rét thì bị bỏ qua.
Theo anh Hưng, việc xây bể bơi gia đình là nằm trong thiết kế xây dựng của toàn bộ căn biệt thự và được thực hiện bởi các kiến trúc sư, kỹ sư...có kinh nghiệm. Thế nhưng anh cũng không thấy cơ quan cấp phép yêu cầu gì cũng như thẩm định tính an toàn, khả năng chịu lực của bể bơi.
Liên quan đến vấn đề cấp phép cho hạng mục bể bơi, ông Trần Viết Hữu cho biết, hiện nay về hoạt động kinh doanh bể bơi được điều chỉnh cụ thể bởi Thông tư số 02/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/01/2011 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn. Cụ thể: "Hộ kinh doanh cá thể (dưới 10 nhân viên) hoặc doanh nghiệp thể thao muốn kinh doanh bể bơi phải xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh UBND cấp tỉnh nơi có bể bơi". Tuy nhiên văn bản này chỉ quy định cụ thể về các điều kiện kỹ thuật của bể bơi còn các điều kiện, tiêu chuẩn xây dựng các hạng mục phụ trợ (tường rào, nhà vệ sinh, phòng thay đồ...) không thấy được đề cập. Việc xây dựng các hạng mục này, theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn, quy chuẩn xây dựng công trình Việt Nam thì phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và sự an toàn cho phép. Hiện, tiêu chuẩn xây dựng bể bơi đã được Bộ Xây dựng quy định rất rõ nhưng đó là các bể bơi đạt tiêu chuẩn cấp III trở lên còn các bể bơi gia đình thì chưa có. Lợi dụng khe hở pháp lý này nhiều gia đình tự ý xây dựng bể bơi mà hầu hết hồ sơ thiết kế chưa được thẩm tra về tính an toàn, khả năng chịu lực...
Theo một số chuyên gia y tế, một trong những lo ngại hàng đầu về chất lượng bể bơi là tiêu chuẩn chất lượng nước trong bể bơi. Theo Thông tư 02/2011, “Đảm bảo thay nước, cọ rửa và khử trùng nước theo quy định, ít nhất 1 lần/tuần nếu bể̀ bơi dùng nước giếng khoan, không có hệ thống lọc tuần hoàn và xử lý bằng hóa chất”. Thực tế ở các bể bơi gia đình hoặc các bể bơi bình dân hiện nay đều xử lý bằng hóa chất CLO. Theo quy định, chỉ số CLO dư cho phép trong hồ bơi từ 0,4 - 0,8ppm (tương đương 0,4 - 0,8 mg/lít). Hóa chất CLO dư thừa, đồng nghĩa với vi trùng, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi và gây bệnh. |
Khánh Linh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00