Nỗi lo “tế nhị” của lao động nữ
Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3: Những mong ước giản đơn | |
Giảm tình trạng trẻ em gái bị quấy rối tình dục trên xe buýt | |
Đạp xe kêu gọi xây dựng môi trường an toàn cho phái yếu |
Trong những cuộc trò chuyện với người lao động đang làm việc tại các KCN – CX Hà Nội, đặc biệt là những lao động nữ, chúng tôi được lắng nghe nhiều chia sẻ, tâm tư, nguyện vọng của họ về cuộc sống, công việc, lương thưởng, chế độ phúc lợi…
Trong đó, có cả những câu chuyện buồn, những nỗi ám ảnh của lao động nữ về việc họ bị quấy rối tình dục trên đường đi làm về. Khi nghe câu chuyện buồn của chị N.T.T., đang làm việc tại KCN Phú Nghĩa khi bị quấy rối tình dục, chúng tôi không khỏi xót xa.
Với lao động nữ, ngoài an toàn lao động, luôn muốn được an toàn liên quan đến vấn đề “nhạy cảm” những lúc tan ca về nhà. |
Theo lời chị T., cách đây hơn một năm, sau khi tan làm ca 2 vào lúc 22 giờ, trên đường từ công ty về nhà trọ, chị phải đi qua một quãng đường vắng người, không có điện chiếu sáng hai bên đường, lợi dụng điều này, hai kẻ biến thái đã đi gần chị, buông những lời nói khiếm nhã có tính gợi dục và đụng chạm vào thân thể chị.
Do quá hoảng sợ, chị đã phóng xe thật nhanh với mong muốn thoát khỏi tình cảnh đó nhưng không may chị bị té ngã, trầy xước và gãy tay. Kẻ xấu thấy chị bị ngã thì liền bỏ chạy, sau đó, chị phải nhờ bạn cùng phòng ra đưa về và nghỉ làm cả nửa tháng vì tay đang bó bột.
Theo các chuyên gia tâm lý, quấy rối tình dụng có thể xảy ra ở bất kể nơi đâu và với bất kỳ ai, vì vậy, để tránh nguy cơ bị quấy rối tình dục, bạn cần lựa chọn quãng đường đi an toàn, xác định những khu vực có thể xảy ra quấy rối tình dục như chỗ vắng, tối, tốt nhất là không nên đi một mình; nên đi chung với bạn bè khi đi làm về khuya, tránh đi một mình ở nơi vắng vẻ và trang bị cho mình những kỹ năng thoát hiểm; tránh đi tới những chỗ đã có thông tin cảnh báo nguy hiểm; không nên mặc trang phục quá ngắn, quá hở khi đi ra đường một mình, cần lường trước những tình huống xấu có thể xảy ra, tự vạch định kế hoạch về phương án ứng phó; khi đối mặt với những hành vi quấy rối tình dục, cần kiên quyết nói không, nhanh chóng thoát khỏi kẻ quấy rối và kể lại với những người tin cậy để được giúp đỡ… |
Sau khi sự việc xảy ra, vì quá hoảng sợ, thêm vào đó là sợ mất mặt với bạn bè và những đồng nghiệp trong công ty nên chị T. đã không kể với ai chuyện mình bị quấy rối tình dục.
Nhưng nỗi ám ảnh, uất ức cứ thường trực trong chị và nó còn hiện ra cả trong giấc mơ, khiến chị ăn không ngon, ngủ không yên vì thế mà chị gầy đi trông thấy.
Đến khi quay trở lại công ty làm việc, đồng nghiệp ai cũng nói chị thay đổi, trầm tính, ít nói và không còn sôi nổi, hòa đồng như trước.
Nhiều người quan tâm cũng chủ động hỏi han xem chị có gặp chuyện gì không nhưng chị vẫn không chia sẻ về sự việc kinh hoàng mà mình đã phải trải qua.
“Phải đến nửa năm sau, khi đã bình tâm trở lại, nghĩ rằng không thể để những kẻ biến thái cứ nhởn nhơ, rồi sẽ có biết bao nhiêu người nữa là nạn nhân của chúng.
Chính vì thế, tôi đã quyết định chia sẻ về sự việc của mình với những nữ công nhân ở chung xóm trọ và ở nơi làm việc để mọi người cảnh giác.
Đồng thời, tôi cũng chia sẻ với cán bộ Hội phụ nữ và công an của địa phương với mong muốn kẻ xấu sẽ sớm bị bắt và xử lý theo quy định của pháp luật” – chị T. bộc bạch.
May mắn vì không phải là nạn nhân của những kẻ biến thái chuyên quấy rối tình dục phụ nữ, nhưng nhiều lao động nữ cũng bày tỏ lo lắng liệu có khi nào họ cũng rơi vào tình cảnh như chị T., làm thế nào để họ biết mình đang bị quấy rối tình dục và lúc đó phải xử lý ra sao?
Chia sẻ về vấn đề này, các chuyên gia tâm lý cho biết, quấy rối tình dục bao gồm những hành vi hay lời nói có bản chất tình dục không được tán thưởng và bị phản đối nhưng vẫn cứ tiếp tục diễn ra.
Những hình thức có thể được coi là quấy nhiễu tình dục: Dùng lời nói giễu cợt khiếm nhã có tính cách gợi dục; liếc mắt hay có cử chỉ nham nhở, gợi dục; đụng chạm hay vuốt ve thân thể, quàng vai, cản đường di chuyển; gợi ý, đề nghị hay đòi hỏi tình dục; hăm dọa trả đũa khi không được đáp ứng…
Theo các chuyên gia tâm lý, quấy rối tình dục có thể xảy ra ở bất kể nơi đâu và với bất kỳ ai, vì vậy, để tránh nguy cơ bị quấy rối tình dục, bạn cần lựa chọn quãng đường đi an toàn, xác định những khu vực có thể xảy ra quấy rối tình dục như chỗ vắng, tối; nên đi chung với bạn bè khi đi làm về khuya, tránh đi một mình ở nơi vắng vẻ và trang bị cho mình những kỹ năng thoát hiểm; tránh đi tới những chỗ đã có thông tin cảnh báo nguy hiểm; không nên mặc trang phục quá ngắn, quá hở khi đi ra đường một mình, cần lường trước những tình huống xấu có thể xảy ra, tự vạch định kế hoạch trong đầu phương án ứng phó; khi đối mặt với những hành vi quấy rối tình dục, cần kiên quyết nói không, nhanh chóng thoát khỏi kẻ quấy rối và kể lại với những người tin cậy để được giúp đỡ…
Để ứng phó và bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm, đặc biệt là khi bị quấy rối tình dục, nhiều lao động nữ khi đi làm về khuya đã chủ động đi thành từng nhóm hoặc thay đổi quãng đường đi, thậm chí là chuyển chỗ trọ để có tuyến đường đi an toàn, thuận tiện hoặc tham gia các lớp kỹ năng tự vệ và thoát hiểm.
Chị Phạm Thị Thu Hà, đang làm việc tại KCN Thăng Long chia sẻ, trước đây, chị đã từng tham gia lớp học dạy về kỹ năng tự vệ và thoát hiểm, lớp học này nằm trong khuôn khổ Dự án “Tạo cơ hội việc làm bền vững và cộng đồng an toàn cho nữ thanh niên nhập cư tại Hà Nội”do Tổ chức Plan International Việt Nam phối hợp với Hội LHPN huyện Đông Anh tổ chức.
“Tham gia lớp học, nữ công nhân như chúng tôi vừa được rèn luyện sức khỏe vừa được các võ sư chỉ dạy rất nhiệt tình về những kỹ năng bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm như bị cướp giật, quấy rối tình dục… Nhờ đó mà chúng tôi có thể chủ động ứng phó và bảo vệ bản thân trước những tình huống xấu có thể xảy ra với mình” – chị Hà bày tỏ.
Ngoài ra, nhiều lao động nữ cũng cho biết họ đã chủ động phản ánh về việc bị quấy rối tình dục hay những đoạn đường có nguy cơ diễn ra hành vi quấy rối tình dục với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn. Đồng thời, họ cũng mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt hơn nữa và có chế tài xử lý thích đáng để ngăn chặn triệt để những hành vi quấy rối tình dục, tạo sự an toàn trong xã hội đặc biệt là an toàn cho phụ nữ.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33