Những yếu tố khiến trẻ bị tim bẩm sinh
Bác sỹ Nguyễn Thị Trang, Trung tâm chẩn đoán tim bẩm sinh và trước sinh - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, theo các nghiên cứu trước đây, tần suất dị tật bẩm sinh tim chiếm từ 0,8% - 1% số trẻ sinh sống, nhưng hiện nay nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ này thực tế lớn hơn rất nhiều. Như vậy có thể thấy tim bẩm sinh là một nguyên nhân tử vong quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ em nói chung.
Theo bác sỹ Nguyễn Thị Trang, hầu như tất cả các dị tật tim bẩm sinh đều có thể được phát hiện trong thời kì bào thai. Hiện nay, với sự tiến bộ của y học hiện đại đã can thiệp và điều trị từ trong bào thai một số mặt bệnh tim bẩm sinh như: rối loạn nhịp tim, hẹp van động mạch chủ, hẹp van động mạch phổi, thiếu máu... giúp thay đổi tiên lượng bệnh và cứu sống trẻ.
Việc chẩn đoán sớm tim bẩm sinh từ trong thai kì sẽ giúp cải thiện tỉ lệ tử vong và bệnh tật, giúp xác định các dị tật phối hợp các hội chứng di truyền, tạo khả năng can thiệp điều trị kịp thời cũng như có thể chuẩn bị kế hoạch trước sinh phù hợp. Nhờ vậy làm giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối với các trường hợp tim bẩm sinh nặng, thai đa dị tật tiên lượng xấu có thể xét chỉ định chấm dứt thai kì.
Bác sĩ Trang cho biết, chẩn đoán tim bẩm sinh trước sinh giúp tham vấn và tiên lượng trong thai kì cũng như sau sinh, giúp bố mẹ chuẩn bị tốt về mặt tâm lí lúc sinh. Siêu âm tim thai là sự khảo sát siêu âm cấu trúc hệ tim mạch của thai nhi. Kĩ thuật này đã được nghiên cứu ứng dụng từ lâu, thường được thực hiện ở quí II của thai kì, cho phép chẩn đoán hầu hết các bệnh lí tim bẩm sinh nặng cũng như nhẹ.
Hiện nay, sự phát hiện ra mối liên quan giữa khoảng mờ da gáy (tuần thứ 11 đến 13 tuần 6 ngày) với bất thường nhiễm sắc thể và sự liên quan với tăng nguy cơ mắc tim bẩm sinh của thai nhi đã dẫn đến xu hướng kiểm tra đánh giá những bất thường cấu trúc tim thai ở giai đoạn sớm của thai kì. Tại nhiều nước, siêu âm tim thai được thực hiện một cách thường qui cho những thai phụ có nguy cơ.
Tuy việc phát hiện tim bẩm sinh trong thai kì là rất quan trọng nhưng đây cũng là bệnh lí hay bị bỏ sót trong chẩn đoán tiền sản do việc chẩn đoán tương đối khó khăn, đòi hỏi cả kinh nghiệm lẫn kiến thức cơ bản về giải phẫu và sinh lí tim thai bình thường cũng như bất thường của người làm siêu âm. Thực tế, phần lớn các trẻ có tim bẩm sinh được sinh ra từ mẹ có yếu tố nguy cơ thấp hoặc không có nguy cơ. Vì vậy cần có sự sàng lọc rộng rãi trong cộng đồng để phát hiện các trường hợp dị tật tim bẩm sinh.
Ở nước ta, tỉ lệ sinh hàng năm ở mức cao, ước tính 1.5 triệu trẻ được sinh ra mỗi năm. Tỉ lệ mắc tim bẩm sinh của nước ta cao hơn nhiều so với các nước trên thế giới. Do đó, tim bẩm sinh là gánh nặng rất lớn cho toàn xã hội.
Trong khi đó, chẩn đoán tim bẩm trong thai kì vẫn còn là lĩnh vực khá mới mẻ ở nước ta và chưa được quan tâm đúng mức. Thống kê sơ bộ cho thấy hầu hết các trẻ được chẩn đoán mắc tim bẩm sinh sau sinh hiện nay đều không được chẩn đoán trước sinh trong đó có nhiều trường hợp bệnh lí tim bẩm sinh phức tạp.
Ảnh minh họa |
Khi nào cần làm siêu âm tim thai?
Làm siêu âm tim thai sàng lọc khi có một trong các yếu tố nguy cơ sau:
Các yếu tố nguy cơ từ mẹ:
- Mẹ có TBS: tần suất con bị tim bẩm sinh 2- 22%
Mẹ mắc bệnh về rối loạn chuyển hóa, bệnh tạo keo: Đái tháo đường (tăng nguy cơ gấp 3 lần), Phenylketourin (14% TBS/thai), Lupus ban đỏ, Hội chứng Sjogen…(1-6% TBS/thai); Tiếp xúc với chất mang nguy cơ gây quái thai: rượu, thuốc
- Dùng các chất ức chế sinh tổng hợp PG: ibuprofen, acid salicylic…
- Thuốc: lithium, thuốc chống động kinh (valproic acid) ,..
- Nhiễm virus: Rubella virus, Cosackie virus, Panovirus,…(6-8 tuần)
- Thụ tinh ống nghiệm
Các yếu tố nguy cơ từ thai:
- Nghi ngờ tim bẩm sinh khi siêu âm sản khoa. Có dấu chỉ điểm “mềm”: xương đùi ngắn, tăng cản âm ruột, thai chậm tăng trưởng,…
- Các dị tật thai ngoài tim: Thoát vị rốn (30%), thoát vị hoành, teo thực quản, Cystic Hygroma (Hội chứng Turner, hẹp eo động mạch chủ), một động mạch rốn, nang phổi, …
- Bất thường nhiễm sắc thể; Đa thai, nghi ngờ hội chứng truyền máu song thai.
- Rối loạn nhịp tim; Phù thai (fetal hydrop): 25% có tim bẩm sinh, thường gặp thiểu sản tim trái, hẹp eo ĐMC, bệnh cơ tim.
- Tăng độ mờ da gáy: >3 mm tuần 10 – 12 thai kì.
Các yếu tố nguy cơ từ gia đình:
- Con hoặc thai trước có bệnh tim bẩm sinh: Nguy cơ 2% ở con kế tiếp. Nếu 2 con trước có tim bẩm sinh nguy cơ tăng lên 10% đối với con sau; Cha bị tim bẩm sinh.
- Bệnh sử rối loạn gen: Rối loạn một Gen đơn độc (Microdeletion chromosome 22q11 gây tổn thương vùng nón thân trong Fallot 4, thân chung động mạch, hẹp eo ĐMC..). Các hội chứng: Noonan, Marfan, Holt - Oram, DiGeogre, William…
Tại bệnh viện Nhi Trung ương, trung tâm chẩn đoán tim bẩm sinh và trước sinh đã triển khai siêu âm tim thai gần 2 năm nay. Sự phối hợp chặt chẽ của trung tâm chẩn đoán tim bẩm sinh và trước sinh với trung tâm can thiệp tim mạch, trung tâm phẫu thuật tim mạch sơ sinh, hồi sức sơ sinh, hồi sức tim mạch của bệnh viện tạo ra một dây chuyền chăm sóc khép kín cho bệnh nhi mắc tim bẩm sinh từ trong bụng mẹ. Đã có nhiều trường hợp trẻ được chẩn đoán tim bẩm sinh từ trong thai kì được can thiệp hoặc phẫu thuật ngay sau sinh tại trung tâm giúp cứu sống bệnh nhi.
Chẩn đoán tim bẩm sinh trong thai kì là một kĩ thuật khó nên thường bị bỏ sót chẩn đoán trong siêu âm sản khoa thường qui. Do đó cần làm siêu âm tim thai ở các trung tâm lớn với các bác sĩ có kinh nghiệm về tim bẩm sinh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38