Những vấn đề “nóng “ của giáo dục: Bộ trưởng lạc quan

Đổi mới chương trình SGK phổ thông, đổi mới đánh giá học sinh tiểu học, kỳ thi THPT quốc gia là 3 vấn đề nóng mà cử tri đặc biệt quan tâm đã được nhiều đại biểu Quốc hội nêu ra trong phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phạm Vũ Luận.
Đổi mới không làm cặp học sinh nặng thêm
Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Chưa đủ cơ sở thực tiễn

Chương trình, SKG đổi mới nhưng có kế thừa

Trả lời chất vấn của một số đại biểu Quốc hội liên quan đến việc biên soạn chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới chưa làm cử tri yên tâm về cách thức tổ chức cũng như tính khả thi, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho hay, chương trình thì cả nước chỉ có một và do Bộ GD&ĐT chủ trì. Hiện Bộ đã huy động gần 200 giáo viên, các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục ở các trường phổ thông, trường đại học, viện nghiên cứu,… tham gia thiết kế, xây dựng dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Những vấn đề “nóng “ của giáo dục: Bộ trưởng lạc quan
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trả lời chất vấn

Dự thảo chương trình tổng thể này đã được đưa ra xin ý kiến của các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, các nhà khoa học, ý kiến đóng góp của một số hội thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Đồng thời, Bộ đang chuẩn bị để bắt đầu triển khai xây dựng các chương trình môn học dựa theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Bộ đã chỉ đạo 7 trường ĐH sư phạm lớn của cả nước, một số trường CĐ sư phạm tham gia xây dựng chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức hội thảo, hội nghị, tập huấn cho cán bộ quản lý, các nhà khoa học, giáo viên cốt cán các trường sư phạm, trường phổ thông… để chuẩn bị nguồn lực xây dựng, thẩm định chương trình, biên soạn, thẩm định SGK.

Còn sách giáo khoa thì chủ trương là biên soạn nhiều bộ khác nhau và khuyến khích các tổ chức tham gia biên soạn. “Đổi mới nhưng phải kế thừa thành tựu, tinh hoa. Chương trình sẽ bổ sung, hoàn thiện những nội dung thiếu, chưa đáp ứng và loại bỏ những cái không cần thiết, không phù hợp. Do vậy nội dung cũ mà tốt thì vẫn giữ lại. Nội dung mới thì cần có quá trình thử nghiệm. Rồi sẽ có cơ chế, quy trình đánh giá khách quan về chương trình mới của các tổ chức uy tín”, ông Phạm Vũ Luận khẳng định.

Tạo thuận lợi hơn cho thí sinh thi THPT

Trước băn khoăn của các đại biểu về tổ chức kỳ thi THPT quốc gia lần đầu tiên được tổ chức trên phạm vi toàn quốc, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng, để thực hiện đổi mới thi cử lần này, Bộ GD-ĐTđã quán triệt các thầy cô, các cơ quan quản lý giáo dục nhận khó khăn về mình, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh. Những thuận lợi dành cho thí sinh tham dự kỳ thi này là: Số lần thi giảm, số bài thi giảm, thí sinh chủ động chọn trường sau khi đã có kết quả… Ngay với học sinh chỉ đăng ký thi để xét tốt nghiệp THPT vẫn có cơ hội xét tuyển vào ĐH với địa chỉ lựa chọn lên đến hơn 150 trường ĐH, CĐ có đề án tuyển sinh riêng.

Chưa bằng lòng với phần trả lời của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia, một đại biểu đặt câu hỏi: “Có một số vấn đề phát sinh từ kỳ thi dường như chưa được đánh giá kỹ về điều kiện hạ tầng, điều kiện ăn ở tại nhiều địa phương chưa đáp ứng được trong tổ chức kỳ thi sắp tới. Đây không chỉ là nỗi lo của học sinh, phụ huynh mà còn là gánh nặng của địa phương. Bộ trưởng sẽ đưa ra giải pháp gì?”.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT lại tỏ ra… lạc quan với phương án tổ chức thi theo cụm (bởi việc này đã được thực hiện 13 năm qua ở 3 cụm thi tại Vinh, Quy Nhơn, Cần Thơ hay tại Hải Phòng thời gian gần đây. “Vì thế, nó là tiền đề để Bộ GD-ĐT tổ chức 38 cụm thi quốc gia năm nay. Bộ GD-ĐT đã làm việc với các tỉnh, đã thực hiện khảo sát, dự kiến địa điểm, trao đổi với lãnh đạo địa phương, UBND các tỉnh, thành phố đều vào cuộc quyết liệt, các sở ban ngành cùng tích cực tham gia để bố trí, tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói.

Liên quan đến lo ngại về kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ thấp hơn những năm trước, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng, đã gọi là thi tốt nghiệp THPT thì đa số phải đậu chứ không thể có biến động lớn. Song việc coi thi, chấm thi đều phải theo quy chế. “Chấm thi thì có barem điểm, coi thi phải nghiêm túc, tránh thi cử không trung thực phá hoại nhân cách các cháu… Sẽ không để tạo ra cú sốc cho toàn xã hội”, Bộ trưởng Luận nhấn mạnh.

Thông tư 30 đã có những tác động tích cực

Liên quan đến Thông tư 30 về đổi mới đánh giá học sinh tiểu học, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, việc này phù hợp với thực tiễn xu hướng giáo dục các nước phát triển hiện nay. Tổng hợp từ báo cáo của 63 sở GD-ĐT cho thấy, việc triển khai kết hợp đánh giá bằng nhận xét với điểm số vào cuối học kỳ và cuối năm học đã có những tác động tích cực tới học sinh và giáo viên. Đặc biệt, bước đầu đã giảm tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan; tình trạng chạy theo thành tích, đánh giá đúng thực trạng học sinh. Đồng thời, theo Bộ trưởng: “Việc này nhằm hình thành kỹ năng, phẩm chất của con người. Chúng tôi đã nghiên cứu, tiếp thu từ các nước với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới. Đã triển khai thí điểm hơn 3 năm tại 1.000 trường, sau đó mới triển khai đồng loạt trong năm học vừa rồi”.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thừa nhận vẫn còn một số tồn tại. Đó là, giáo viên dạy lớp có sĩ số đông (ở thành phố và vùng thuận lợi), giáo viên chuyên biệt phải dạy nhiều lớp sẽ vất vả hơn trong việc đánh giá học sinh. Công tác quản lý ở một số trường chưa thay đổi kịp thời đồng bộ với đổi mới cách dạy, cách học. Bên cạnh đó còn có trục trặc như: Khi giao tự chủ cho các trường trong việc đánh giá học sinh thì có trường tỏ ra khắt khe, có trường thì rộng rãi quá. Song theo người đứng đầu ngành giáo dục thì đây là trục trặc bước đầu.

H.Thành

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Xem thêm
Phiên bản di động