Những thực phẩm có hại mà người lớn thường cho trẻ ăn
Những loại thực phẩm có lợi và thực phẩm có hại | |
Hiểu biết sai lầm về 5 loại thực phẩm “có hại” | |
Rước họa vì ăn! |
Nhiều trẻ em bắt đầu ăn những thực phẩm có chứa nhiều đường khi còn rất nhỏ. Điều này làm giảm độ nhạy cảm cho vị giác của trẻ, vì vậy thức ăn bình thường dường như không hấp dẫn nữa. Ngoài ra còn có các loại thực phẩm mà trẻ em không nên ăn vì các đặc điểm sinh lý của cơ thể.
Dưới đây là một số thực phẩm tồi tệ mà chúng ta thường cho trẻ ăn, theo Brightside.
1. Nước ép trái cây đóng sẵn
Nước ép trái cây đóng sẵn khá phổ biến với trẻ em ở nhiều độ tuổi khác nhau. Chúng rất thuận tiện và thường đi kèm trong các bữa sáng. Nhưng trên thực tế chúng không đem lại lợi ích gì cho trẻ. Một ly nước ép có chứa 5-6 muỗng cà phê đường. Đường hòa tan ngay lập tức được hấp thụ vào máu, điều này ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất của carbohydrate.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên ăn trái cây thay vì uống nước ép trái cây đóng sẵn. Nhờ chất xơ trong trái cây, nước trái cây được hấp thu dần dần. Bạn cũng có thể cố gắng để cho trẻ em uống nước ép vắt tươi hoặc sinh tố.
2. Sữa chua
Đừng vội hiểu lầm rằng sữa chua không tốt cho trẻ. Nên chọn sữa chua lành mạnh cho bé.
Nên chọn sữa chua tự nhiên cho trẻ. Ảnh: Brightside |
Để chọn một loại sữa chua lành mạnh, bạn cần phải đọc kỹ các thành phần. Đầu tiên, không mua các sản phẩm sữa chua nguy hiểm. Đó là những loại không được cất giữ trong tủ lạnh, mà để trên các kệ mở. Thứ hai, nên mua sữa chua tự nhiên thay vì sữa chua có đường. Các loại sữa chua có trái cây chứa nhiều đường, chất béo và calo khiến trẻ bị béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
3. Ngũ cốc
Bánh ăn nhẹ ngũ cốc, điểm tâm ngũ cốc và các loại thực phẩm tương tự khác có vẻ rất lành mạnh, các quảng cáo giới thiệu rằng chúng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Trên thực tế, những thực phẩm này không chứa bất kỳ yếu tố lành mạnh nào. Nhưng chúng chứa rất nhiều đường. Tất cả yếu tố lành mạnh của ngô, lúa mì và yến mạch bị loại bỏ trong quá trình sản xuất và chỉ còn lại carbohydrate.
Rất khó để thỏa mãn cơn đói với thức ăn này, nên chỉ vài giờ sau đứa trẻ sẽ lại đói. Một thay thế tốt là bột yến mạch. Bạn có thể thêm trái cây và các loại hạt để làm cho nó hấp dẫn hơn cho trẻ em.
4. Mật ong
Trẻ em trước hai tuổi không nên ăn mật ong. Đây không chỉ gây ra phản ứng dị ứng cho trẻ mà đôi khi mật ong có chứa vi khuẩn có thể dẫn đến một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng gọi là ngộ độc botulism, theo Brightside.
Trẻ dưới hai tuổi không nên dùng mật ong. Ảnh: Brightside |
Cẩn thận là trên hết nhé.
5. Nho
Nho chứa các vitamin và khoáng chất mà trẻ em cần. Nhưng có một lý do tại sao trẻ em không được phép ăn chúng: Chúng to và trơn và trẻ có thể nuốt chửng gây nghẹt thở. Do đó hãy thật cẩn thận khi cho trẻ ăn nho. Thêm nữa, nho được cho rằng gây khó khăn cho đường tiêu hóa của trẻ. Và chuối là một sự thay thế tuyệt vời cho trẻ em dưới hai tuổi.
6. Vitamin tổng hợp
Vitamin là một chủ đề khá gây tranh cãi. Vấn đề là cha mẹ thường dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của họ thay vì tư vấn từ một chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý bổ sung thuốc cho trẻ là một điều sai lầm và thậm chí có thể gây nguy hiểm cho con của bạn. Cho dù các vitamin có hình dạng động vật trông rất vô hại hay tác dụng được ưu chuộng như thế nào thì tốt nhất chúng chỉ nên sử dụng khi được bác sĩ kê đơn.
Và trẻ em nên nhận được các vitamin cần thiết từ thực phẩm, không cần phải cho trẻ uống bất kỳ chất bổ sung nào khi không cần thiết.
7. Sữa khuấy
Nếu phân vân giữa một loại soda và một sữa khuấy thì hầu như các bậc phụ huynh sẽ chọn sữa khuấy vì tin rằng chúng tốt. Nhưng thực ra là chúng cũng nguy hiểm như soda và chứa rất nhiều chất béo và đường.
Nghiên cứu mới nhất nói rằng uống thức uống béo thường xuyên có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh tim mạch. Sản phẩm này nguy hiểm ngay cả đối với người lớn chứ không chỉ với trẻ em.
Không thể tránh khỏi việc cho trẻ ăn đường và các chất không cần thiết. Tuy nhiên điều quan trọng là định hình thái độ chính xác với thực phẩm ngọt. Giải thích cho trẻ em rằng đồ ngọt là món tráng miệng và chúng không thể thay thế thức ăn bình thường. Nếu một người có thói quen ăn kiêng tốt khi còn bé, có khả năng cao là họ cũng sẽ ăn thức ăn lành mạnh khi trưởng thành.
Trên đây là bảy thực phẩm không nên cho trẻ ăn. Thức ăn nào khiến bạn ngạc nhiên nhất? Hãy cho chúng tôi biết trong phần bình luận dưới đây nhé.
Theo Nguyên Hà/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38