Những sai lầm cần tránh khi sử dụng Vitamin C
Vitamin C, chớ dùng tùy tiện | |
Bất ngờ với 6 công dục tuyệt vời của vỏ cam | |
Dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu vitamin và cách khắc phục |
Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe của mỗi người. Ví dụ, vitamin C giúp cho các quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể như chuyển hóa sắt, vấn đề về bảo vệ da tránh được những vết sạm ngoài da, ngoài ra còn giúp chúng ta chuyển hóa được canxi giúp xương vững chắc, chống nhiễm trùng, tăng sức đề kháng, chống nhiễm độc trong nhiễm độc mãn tính. Và gần đây, có một số nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin C có thể phòng ngừa đối với một số bệnh ung thư nên không thể phủ nhận vai trò của vitamin C trong sức khỏe của mỗi người.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ những thông tin liên quan đến vitamin C |
Chính vì những tác dụng của vitamin C nên rất nhiều người lạm dụng nó trong việc tăng cường sức khỏe cho bản thân. Có nhiều người luôn mang theo vitamin C theo mình để mỗi khi cảm thấy mệt mỏi là họ lại uống. Họ cho rằng, đó là liều thuốc tăng sức đề kháng, nhưng điều đó chỉ đúng 1 phần. Đó là khi họ ăn uống thiếu chất hoặc làm việc căng thẳng dẫn đến thiếu vitamin C nên lúc đó uống vào thì khỏe lên.
Nhưng đừng vì thế mà quên mất một điều, cơ thể không chỉ cần vitamin C mà còn cần rất nhiều vitamin khác, nhiều yếu tố vi lượng khác nữa. PGS,TS Nguyễn Tiến Dũng cho hay, vitamin C thường được sử dụng nhiều trong các bệnh lý, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, rất tốt cho cơ thể. Vitamin C không tích lũy trong cơ thể, bị thải ra theo đường nước tiểu dưới dạng đã được chuyển hóa. Việc thiếu vitamin C sẽ dẫn đến các bệnh nguy hiểm như xuất huyết, loãng xương…Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng vitamin C, càng không nên uống hàng ngày trong thời gian lâu dài bởi sẽ có thể dẫn đến nguy cơ sỏi thận, loét dạ dày, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, thừa sắt, thừa canxi... Trong trường hợp cần bổ sung vitamin C, bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng 45mg vitamin C/ngày dành cho người lớn, trẻ em là 40mg.
Trong trường hợp chữa bệnh thì tùy theo bệnh mà cố định số lượng nhưng cũng chỉ nên dùng từ 400 - 600mg/ngày, có thể lên đến 1g/ngày nhưng không sử dụng trong thời gian dài (không quá 3 tháng, nếu bổ sung vitamin C trên 3 tháng thì phải có chỉ định của bác sĩ). Cách tốt nhất để bạn bổ sung vitamin C là qua đường ăn uống. Vitamin C có nhiều ở ớt, lơ xanh, ổi, đu đủ, cam, bưởi, kiwi. Đặc biệt là cam, một quả cam cả vỏ có tới 120,7 mg vitamin C; hai quả kiwi chứa 137,2 mg vitamin C.
Theo PGS Dũng, việc bổ sung vitamin C thông qua các bữa ăn cũng như ăn trái cây là tốt nhất. |
Bên cạnh đó theo khuyến cáo của PGS Dũng, hiện nay tiêm vitamin C để làm đẹp da rất được nhiều phụ nữ ưa chuộng bởi họ cho rằng vitamin với vai trò xúc tác các hệ thống enzyme, thúc đẩy quá trình chuyển hoá các dưỡng chất khác, đặc biệt chống oxy hoá ngăn ngừa lão hoá, được xem có vai trò sinh học chủ yếu giúp làn da tươi tắn mịn màng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học kiểm chứng sự kết hợp dùng tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp các chế phẩm vừa kể có hay không tác dụng trắng da, đẹp da.
Mặt khác, dùng thuốc tiêm dễ gây phản ứng toàn thân (sốc phản vệ) ngay tại chỗ khi cơ thể không dung nạp thuốc. Các loại vitamin C, ALA, glutathione, collagen khi tiêm, đặc biệt là tiêm tĩnh mạch đều có nguy cơ gây sốc phản vệ dẫn đến chết người. Đã có trường hợp tử vong do tiêm vitamin C làm đẹp nên PGS,TS Dũng khuyên chỉ nên uống vitamin C và uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05