Những sai lầm các bà nội trợ thường gặp khi chế biến rau xanh
Rửa rau bằng cách ngâm lâu trong nước. Đây là một sai lầm khi rửa rau không chỉ bạn mà nhiều người mắc phải. Cách làm này không chỉ không có tác dụng với rau ngậm hóa chất mà còn làm mất rất nhiều dinh dưỡng, vitamin trong rau.
Chần qua rau rồi nấu cho an toàn. Thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất chất dinh dưỡng có trong rau.
Cắt nhỏ cà rốt rồi mới nấu nướng. Cắt nhỏ cà rốt khiến nhiều chất dinh dưỡng dễ hòa tan vào nước hoặc bốc hơi hết. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, cà rốt sau khi rửa và gọt vỏ, bạn nên nấu nguyên củ, đợi đến khi cà rốt chín rồi mới cắt nhỏ để vừa miệng ăn. Nghiên cứu cho thấy cách nấu này giúp giữ lại được nhiều chất caroten có trong đó.
Cắt rau trước khi rửa. Thói quen sai lầm khi chế biến rau là việc cắt rau trước khi rửa. Tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình "rửa" đi lượng lớn vitamin.
Xào mướp đắng mà không luộc qua nước nóng. Trong mướp đắng có chứa a-xít oxalic gây cản trở sự hấp thu canxi trong thực phẩm. Chất này có thể bị hòa tan trong nước ở nhiệt độ cao. Vì vậy, nên luộc qua mướp đắng để loại bỏ độc tố này.
Nấu nhỏ lửa, nấu lại nhiều lần. Rau xanh sau khi nấu sẽ mất đi phần lớn lượng dưỡng chất. Nếu được nấu lại nhiều lần, các chất dinh dưỡng sẽ hoàn toàn biến mất và thậm chí là hình thành chất độc hại cho cơ thể. Điều này tương tự với việc chế biến rau nhỏ lửa cũng làm mất các chất dinh dưỡng và dễ khiến rau bị biến chất.
"Nói không" với phụ gia cho rau trộn. Nước sốt hay các thành phần phụ ít béo cho món rau trộn được đánh giá là tốt cho sức khỏe. Không những thế, ngay cả một số loại gia vị chứa chất béo khi trộn vào rau cũng giúp bạn cảm thấy mau no và dễ chịu hơn. Vì thế đừng ngại thêm các loại gia vị vào rau trộn, điều quan trọng là chọn các loại phụ gia đảm bảo vệ sinh an toàn.
Rau xanh để lâu. Để tiết kiệm thời gian, nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng thường chỉ đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về “chất” trong tủ lạnh. Làm như vậy đương nhiên rất tiện lợi, có thể tiết kiệm được thời gian nhưng lại không biết rằng rau xanh càng để lâu càng mất đi nhiều dinh dưỡng.
Thời gian xào nấu quá lâu. Các vitamin có trong rau củ rất "nhạy cảm", nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy. Vì thế chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.
Gọt bỏ hết vỏ rau củ. Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím... Vì thế các bà nội trợ được khuyên, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.
Nấu chín tất cả các loại rau xanh. Một số loại rau, củ như súp lơ xanh, hành tây, cà rốt, hành, tỏi… chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn khi chưa được chế biến. Với những loại rau, củ này, bạn nên rửa sạch rồi tận dụng làm món salad hoặc ăn kèm với các thực phẩm khác sẽ bổ dưỡng hơn cho sức khỏe.
Ngâm nấm hương quá lâu trong nước. Trong nấm hương chứa ergosterol mà sau khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời sẽ chuyển thành vitamin D. Tuy nhiên, nếu trước khi ăn mà bạn rửa nấm hương quá sạch hoặc ngâm trong nước quá lâu sẽ làm mất rất nhiều thành phần dinh dưỡng.
Súp lơ xanh tốt nhất khi hấp. Bông cải xanh (súp lơ xanh) là một trong những loại thực phẩm tốt nhất giúp ngừa ung thư tuy nhiên theo hấp là phương pháp duy nhất bảo quản được hoàn toàn dưỡng chất và làm gia tăng các thành phần chống ung thư có trong bông cải xanh.
Luộc và chiên là hai cách không được khuyến khích. Nếu không thích hấp, bạn vẫn có thể luộc hay nấu canh súp bông cải xanh với thực phẩm có vị cay, nên cho thêm nhiều gia vị vào món này bởi như thế sẽ giúp gia tăng thành phần chống ung thư của nó.
Theo Châu Anh/Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38