Sai lầm thường gặp khi dùng chảo chống dính gây hại sức khỏe
Cẩn trọng không rước họa vào thân | |
Ăn “thần dược” trứng ung chỉ “rước” thêm độc tố vào người |
Để chảo ở nhiệt độ cao khi chưa có đồ ăn
Để chảo ở nhiệt độ cao khi chưa có đồ ăn là một trong những thói quen nhiều người mắc phải |
Nhiều người có thói quen cho chảo chống dính vào bếp và để lửa cao ngay cả khi chưa có đồ ăn nấu kèm. Việc dùng chảo như vậy cũng là một sai lầm lớn. Theo các chuyên gia, việc để lửa cao khi dùng chảo chống dính sẽ khiến chất chống dính bắt đầu bị phân hủy và giải phóng các phân tử độc hại gây ung thư.
Vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, bạn chỉ nên giữ nhiệt độ ở mức trung bình hoặc thấp, không để lửa bén vào lòng chảo, tuyệt đối tránh để chảo không trên bếp nóng khi chưa có dầu, mỡ hoặc thức ăn trong chảo.
Dùng thìa kim loại đảo thức ăn
Dùng dụng cụ kim loại để đảo thức ăn vừa nhanh hỏng chảo vừa hại sức khỏe |
Việc dùng thìa nhôm hay thìa sắt để nấu trong chảo chống dính khiến lớp chống dính bong trên mặt chảo bị bong tróc. Điều này vừa làm mất đi lớp chống dính trên chảo vừa gây hại cho sức khỏe của bạn.
Vì thế, tuyệt đối không nên để các vật cứng làm trầy xước mặt chảo. Với chảo chống dính, dụng cụ bằng gỗ là thích hợp nhất.
Cọ chảo chống dính bằng miếng rửa kim loại
Chuyên gia kỹ thuật Act Au của hãng chất chống dính Teflon cho biết, kim loại là kẻ thù của chảo chống dính. Thực tế, rất nhiều người thường quen tay dùng miếng cọ kim loại để rửa chảo, và cho rằng rửa như vậy chảo sẽ sạch hơn.
Nhưng đây lại là một sai lầm, bởi việc chà xát bằng miếng cọ kim loại sẽ khiến lớp chống dính bị bong tróc, không chỉ làm chảo nhanh hỏng, mà khi nấu ăn còn khiến chất độc dễ ngấm vào thực phẩm hơn. Vì vậy, chỉ nên rửa chảo bằng bọt biển hay giẻ mềm.
Rửa chảo khi vừa dùng xong
Chỉ nên rửa chảo khi gần nguội |
Chuyên gia Mariette Mifflin lưu ý, không nên rửa chảo khi vừa chiên rán xong, do nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ khiến chảo bị biến dạng và bong tróc lớp chống dính. Bạn chỉ nên ngâm nước hoặc rửa khi chảo gần nguội. Ngoài ra, việc ngâm giúp cặn muối và thức ăn thừa dễ gột rửa hơn.
Không thay chảo mới khi hỏng lớp chống dính
Cần lưu ý thay mới khi lòng chảo bị trầy xước hoặc sát dính thức ăn, thường là 1-2 năm sử dụng, hoặc 3 năm nếu lớp chống dính vẫn được bảo toàn.
Nhiều gia đình có thói quen tiết kiệm, khi lớp chống dính đã xước hoặc hỏng vẫn sử dụng. Nhưng nếu có dấu hiệu đó, bạn cần thay mới chảo để đảm bảo lớp chống dính an toàn nhất.
Khi lớp chống dính đã bong, bạn có thể đánh cạo sạch để sử dụng như chảo bình thường.
Theo Bùi Linh/dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00