Những điểm sáng cần nhân rộng
Ứng xử văn minh ở chợ Đồng Xuân | |
Sao không chọn nụ cười? |
Xây dựng nếp ứng xử văn minh
Hà Nội xưa thường được biết tới với 36 phố phường, là trung tâm giao thương nên mảnh đất này cũng được xem là Kẻ chợ suốt cả ngàn năm. Dễ thấy nhất là đứng trước mỗi phố thuở xưa đều có tên “hàng”. Những “hàng” này buôn bán sầm uất cùng những phường hội, phường nghề ngày đêm tấp nập. Cũng bởi vị trí thuận tiện giao thương nên Hà Nội đã tích hợp những tinh hoa văn hóa mọi vùng miền vào làm phong phú cho văn hóa riêng mình.
Xây dựng và gìn giữ văn minh trong ứng xử tại chợ là hoạt động cần thiết được các cấp ngành trên địa bàn Hà Nội tích cực triển khai |
Thế nhưng, cũng từng có thời điểm lối hành xử “chợ búa”, thiếu văn minh đã khiến người dân ngần ngại vào chợ. Dễ thấy nhất là những từ ngữ được người ta sử dụng, ví von cho đến tận ngày nay như “kẻ cắp chợ Đồng Xuân”, “dân chợ Giời”, “phe phẩy”… khiến những hình dung về chợ vô tình bị bôi xấu.
Chia sẻ kinh nghiệm khi bị tiểu thương hành xử theo lối tiền trao cháo múc, đanh đá, chỏng lỏn chị Nguyễn Thị Thảo (trú tại phường Hà Cầu, Hà Đông) kể, một lần ghé chợ Nhà Xanh trên khu vực Cầu Giấy, sau khi không thống nhất được trong thỏa thuận giá cả, chị đã bị một tiểu thương… đốt vía.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, thành phố hiện có 454 chợ với diện tích khoảng 170 ha và 90 nghìn hộ kinh doanh. Hoạt động kinh doanh buôn bán tại các chợ đã đi vào chuyên nghiệp, bài bản hơn với 451 chợ có phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng, tất cả các chợ có nội quy hoạt động, 95% số người kinh doanh trong chợ có kiến thức về an toàn thực phẩm và ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm… Cùng với những biện pháp về quản lý nhà nước, những buổi tập huấn, tọa đàm, tuyên truyền, vận động về văn hóa ứng xử cho các tiểu thương sẽ góp phần xây dựng chợ ngày càng văn minh, an toàn và là điểm đến thân thiện với tất cả mọi người. |
“Do là điểm hẹn của cánh sinh viên kèm theo mẫu mã phong phú, hàng bình dân nên sau lần ấy tôi rút được kinh nghiệm là đi mua phải biết cách ứng xử. Giờ mỗi lần ghé chợ này thường tôi sẽ đi cùng những bạn “cứng vía” nhất để mặc cả, nhiều khi giảm một nửa thậm chí giảm hai phần ba so với giá nói thách mà tiểu thương cũng ít thái độ” – chị Thảo chia sẻ.
Những tồn tại trong cung cách ứng xử thiếu văn minh của một bộ phận tiểu thương trong chợ đã khiến không ít người mua gánh tâm lý e ngại. Họ lo ngại bởi nếu mặc cả giá cao thì sợ bị đắt, mặc cả giá thấp thì bị chửi, không thích cũng phải mua, hỏi nhiều thử nhiều cũng bị chửi, hoặc nói xấu, đốt vía.
Những mô hình hay
Khách quan nhìn nhận, hiện hầu khắp Hà Nội, trên mỗi địa bàn khu dân cư đều có những khu chợ lớn nhỏ. Chợ cóc, chợ tạm vào từng ngõ ngách khiến người dân chạy ra khỏi nhà cũng đã mua ngay được nắm hành, mấy quà cà, bìa đậu phụ hay chai mắm, cân đường… Bởi vậy, xây dựng văn hóa ứng xử tại các khu chợ là việc làm hết sức cần thiết, góp phần làm đẹp hơn nét văn hóa của người Tràng An.
Số liệu thống kê tại tọa đàm “Thực hiện văn hóa ứng xử của phụ nữ khu vực kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thành phố” do Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức cho thấy, Hà Nội có 454 chợ với tổng số người kinh doanh khoảng 90.000 hộ, đa phần là phụ nữ. Nhiều năm qua, công tác tuyên truyền về văn hóa ứng xử phụ nữ Thủ đô cho chị em phụ nữ khối kinh doanh, dịch vụ đã được chú trọng. Nhờ công tác tuyên truyền tích cực nên trong giao tiếp, ứng xử của phụ nữ tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại dần được cải thiện.
Chợ Ðồng Xuân là một ví dụ. Theo đó, Đồng Xuân là một trong những chợ có quy mô lớn nhất Hà Nội, với khoảng 2.000 gian hàng kinh doanh bán buôn, bán lẻ. Từng có thời điểm, chợ lưu truyền câu nói “kẻ cắp chợ Đồng Xuân”, với hàm ý chợ Đồng Xuân có rất nhiều kẻ cắp. Tuy nhiên, điều đó không còn đúng mà đến với chợ Đồng Xuân hôm nay.
Theo tìm hiểu, từ khi thành phố triển khai 2 bộ Quy tắc là Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, chợ Đồng Xuân đã có những thay đổi chuyển biến tích cực. Ngoài chuyển biến trong việc ứng xử giữa tiểu thương với khách hàng mà việc sắp xếp các gian hàng và hàng hóa cũng là điểm nhấn đặc biệt.
Chẳng hạn, tại khu vực sảnh chính, các gian hàng nhỏ với đa dạng các loại hàng hóa, những sản phẩm cùng loại được trưng bày liền kề với nhau. Các biển hiệu, gian hàng cạnh tranh công bằng, không để gian hàng nào bị lấn át. Bên cạnh đó, tất cả hàng hóa đều được đóng gói sạch sẽ, có thương hiệu, nhãn mác đầy đủ, niêm yết giá công khai, góp phần loại bỏ tình trạng chặt chém, nói thách khách hàng. Thêm vào đó công tác giữ gìn vệ sinh khu chợ cũng được các chủ cơ sở kinh doanh quan tâm, rác thải được thu gom đúng nơi quy định.
Theo Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm) Nguyễn Thị Thúy Bình, xã Ninh Hiệp có bốn trung tâm thương mại, một chợ truyền thống chuyên kinh doanh mặt hàng vải, quần áo và bốn chợ buôn bán tổng hợp. Trước đây, tại các chợ thường có tình trạng tiểu thương thiếu văn minh, lịch sự khi giao tiếp với khách hàng.
Ðể hạn chế những hành vi này và nâng cao văn hóa ứng xử văn minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã tổ chức tập huấn, tọa đàm tuyên truyền, giáo dục tới các tiểu thương không bán hàng giả, hàng cấm; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quan nơi bán hàng.
Chính quyền địa phương cũng đã treo bảng quy tắc ứng xử tại các trung tâm thương mại, chợ, phát tài liệu về ứng xử văn minh tới từng quầy hàng, người bán... Nhờ đó, thái độ ứng xử của các tiểu thương đã có sự chuyển biến tích cực hơn, không còn cảnh quát tháo, chửi nhau giữa các tiểu thương và tiểu thương với khách hàng.
Còn tại quận Long Biên, theo tìm hiểu để nâng cao cung cách ứng xử văn minh tại chợ, quận đã ban hành bộ tiêu chí và trình tự đánh giá, công nhận chợ văn minh thương mại trên địa bàn.
Ðể đáp ứng các tiêu chí này, đội ngũ tiểu thương tại các chợ Phúc Lợi, Giang Biên, Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Thạch Bàn... đã huy động nhiều nguồn vốn để chỉnh trang cơ sở hạ tầng chợ. Nhiều mô hình như “Sạch quầy, đẹp chợ”, “Ðiểm bán hàng văn minh thương mại”, “Quầy bán hàng đúng giá”... đã được các tiểu thương triển khai và nhận được sự hưởng ứng, ghi nhận của người tiêu dùng.
Rõ ràng, với nhiều tiểu thương các chợ truyền thống, cung cách ứng xử văn minh dường như còn là một khái niệm mới mẻ. Thế nhưng, có một điều chắc chắn là, nếu cứ coi chợ là chốn xô bồ, giữ lối ăn nói, hành xử chợ búa thì chính người bán hàng tự tiêu diệt mình trong thời buổi “trăm người bán, vạn người mua”. Bởi, nay khách hàng có nhiều lựa chọn nên luôn muốn được tôn trọng và sự thoải mái khi mua hàng.
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cộng đồng 25/10/2024 20:29