Những chiêu trò sản xuất thực phẩm chức năng giả

Trong thời gian qua, báo chí đã lên tiếng rất nhiều về thực phẩm chức năng (TPCN) giả, cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc xử lý không ít nhưng tại sao TPCN giả chất lượng kém vẫn “sống”?. Do cơ quan chức năng nới lỏng quản lý hay do những thủ đoạn mới của các đối tượng làm giả TPCN. 
Thu hồi thực phẩm chức năng giảm cân
Công điện về chống dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả

Mánh lới “Hoán đổi quốc tịch”

Chiêu trò “hoán đổi quốc tịch”, làm giả nguồn gốc xuất xứ luôn là thủ đoạn đầu tiên mà các đối tượng làm hàng giả nghĩ tới, nhất là đối với những sản phẩm cần lấy niềm tin của người tiêu dùng như thuốc hay thực phẩm chức năng. Đối với các doanh nghiệp làm hàng giả, thủ đoạn "hoán đổi quốc tịch" này được thực hiện tinh vi hơn rất nhiều.

Nhắm vào tư tưởng sính ngoại của nhiều người đặc biệt là của chị em phụ nữ nên nhiều công ty sản xuất TPCN giả đã không ngần ngại sử dụng nhiều chiêu trò, trong đó có chiêu thay đổi nhãn mác sản phẩm như Công ty TNHH ĐT-TM-XNK Bảo Khang, thành phố Hồ Chí Minh bị cơ quan chức năng xử lý tháng 6 vừa qua. Toàn bộ 200 lô hàng cơ quan chức năng phát hiện đều được công ty này sử dụng nhãn mác nước ngoài: LIC, Best Weight Gain, Evanice... nhưng chất liệu làm TPCN đều là bột mỳ. Sản phẩm bên ngoài ghi nguồn gốc xuất xứ là Canada nhưng thực chất là hàng xuất xứ từ Trung Quốc.

Những chiêu trò sản xuất thực phẩm chức năng giả
Thực phẩm chức năng giả bị cơ quan điều tra thu giữ

Cũng với thủ đoạn tương tự, Công ty TNHH Đầu tư phát triển y tế và Hoá chất VQTech, có trụ sở tại khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông, vừa bị cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ 108 lọ sữa ong chúa nhãn hiệu Costar và 50 lọ thực phẩm chức năng nhau thai cừu Placentra Vip reserve. Toàn bộ số thực phẩm chức năng này đều không có hoá đơn, chứng từ liên quan đến nguồn gốc xuất xứ. Kiểm tra trực tiếp tại kho hàng, cơ quan chức năng tiếp tục thu giữ khoảng 20 tấn thực phẩm chức năng nghi là giả.

Ngoài việc “hoán đổi quốc tịch” thì nhiều cơ sở còn thực hiện chiêu thức đánh vào tư tưởng “tiền nào của đấy” của người tiêu dùng. Giá TPCN giả được đội lên rất cao như: 1 hộp viên nhau thai cừu giả có giá hơn 1 triệu hoặc hơn 2 triệu đồng tùy vào số viên hay 1 hộp sữa ong chúa non có giá từ 2 triệu đến 3 triệu đồng thậm chí là gần 10 triệu đồng tùy chất lượng của “thần dược” như có khả năng tăng cường sinh lực, kéo dài tuổi xuân...

Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ TPCN có nhiều hàng giả là do cơ quan quản lý chưa có quy định riêng về điều kiện sản xuất. Ví như Bộ Y tế mới chỉ quy định 3 yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện con người và trang thiết bị kỹ thuật. Do đó, việc sản xuất TPCN quá dễ, từ việc đặt hàng sản xuất từ Trung Quốc về đóng gói, dán nhãn đến việc tự sản xuất cũng không mấy khó khăn.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, bất kỳ TPCN nào khi công bố và được phép lưu thông trên thị trường đều đảm bảo chất lượng (trừ sản phẩm bị làm giả). Tuy nhiên, trong số hơn 10.000 sản phẩm TPCN đang lưu thông, có 50-60% được người tiêu dùng chấp nhận, còn lại là "tự diệt" vì không được người tiêu dùng ưa chuộng.

Những con số giật mình

Tại buổi tọa đàm trực tuyến “TPCN dưới góc nhìn chống hàng giả” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức mới đây, nhiều người giật mình bởi con số hàng nghìn vụ vi phạm về TPCN bị xử lý trong thời gian qua. Riêng năm 2014 và những tháng đầu năm nay, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý trên 2.000 vụ vi phạm về TPCN, thu nộp ngân sách nhà nước khoảng 200 tỉ đồng. Đặc biệt trong một số vụ, lượng hàng giả, hàng kém chất lượng bị phát hiện lên đến con số hàng chục tấn.

Còn theo thống kê của Cục trưởng, Cục An toàn thực phẩm, từ ngày 01/01/2015 đến 30/9/2015 đã xử phạt 172 công ty vi phạm về ATTP với tổng số tiền phạt hơn 3 tỉ đồng, trong đó có 137 cơ sở vi phạm về quảng cáo TPCN bị xử phạt hơn 2 trăm triệu đồng. Thu hồi 11 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP, 05 giấy xác nhận nội dung quảng cáo, tạm dừng lưu thông 49 lô sản phẩm, thu hồi tiêu huỷ 02 sản phẩm và 230kg sản phẩm vi phạm về chất lượng, chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng khác xử lý 15 trường hợp.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong cho biết, Cục ATTP sẽ tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo TPCN, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, thu hồi hiệu lực giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và giấy xác nhận nội dung quảng cáo nếu cơ sở tái phạm hoặc vi phạm có tính chất nghiêm trọng; thực hiện công bố công khai cơ sở vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

Không thể phủ nhận, thời gian gần đây cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Y tế đã vào cuộc rất sát sao trong việc kiểm tra, giám sát cũng như xử lý mạnh tay đối với các sản phẩm TPCN giả lâu nay vẫn “nhởn nhơ” trên thị trường. Nhưng bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ TPCN có nhiều hàng giả là do cơ quan quản lý chưa có quy định riêng về điều kiện sản xuất. Ví như Bộ Y tế mới chỉ quy định 3 yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện con người và trang thiết bị kỹ thuật. Do đó, việc sản xuất TPCN quá dễ, từ việc đặt hàng sản xuất từ Trung Quốc về đóng gói, dán nhãn đến việc tự sản xuất cũng không mấy khó khăn.

Theo ông Phong, trên thế giới hiện chưa có nước nào có quy định riêng về sản xuất TPCN, chỉ có hướng dẫn áp dụng GMP (thực hành sản xuất tốt) trong sản xuất TPCN. Do đó, Bộ Y tế đang làm việc với các cơ quan liên quan để ban hành quy chuẩn.

Trang Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động