Nhọc nhằn cuộc sống nữ lao động di cư
Tạo điều kiện hỗ trợ phụ nữ lao động di cư khởi nghiệp | |
Tích cực chăm lo cho nữ lao động di cư |
Thiếu cơ hội tiếp cận nghề nghiệp
Phụ nữ lao động di cư đang dần trở thành một lực lượng lao động lớn tại các đô thị ở Việt Nam. Dù đã có nhiều quy định được ban hành để đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ nhưng trên thực tế đời sống của công nhân nữ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hình ảnh của những người phụ nữ di cư tại thành phố luôn gắn liền với những công việc giản dị như chính cuộc sống của họ dưới mái nhà quê hương.
Đẩy mạnh truyền thông về kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống cho công nhân lao động nhập cư |
Đại đa số nữ lao động di cư đang làm việc trong các khu vực kinh tế phi chính thức chưa được đào tạo kỹ năng nghề. Họ chỉ có được các kỹ năng nghề nghiệp qua tích lũy kinh nghiệm thực tế. Sự hạn chế về trình độ, nhận thức và khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực đã dẫn đến một thực tế là phụ nữ di cư chủ yếu làm các công việc chân tay, thu nhập thấp và nhiều bấp bênh.
Những phụ nữ di cư trong độ tuổi trẻ hơn hoặc có trình độ văn hóa nhất định tìm kiếm việc làm trong các nhà máy lại mang những nỗi lo khác khi có thể dễ dàng bị từ chối làm việc hoặc không được đảm bảo các điều kiện và nhu cầu làm việc cần thiết. Cùng với đó, họ gặp khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo tại nơi đến. Họ tự phải thuê nhà, tự trang trải cuộc sống và không nhận được nhiều sự hỗ trợ tại nơi đăng ký tạm trú.
Nói về những khó khăn của lao động nữ di cư, bà Nguyễn Thu Giang (Phó Viện trưởng Viện Light) cho biết: “Những phụ nữ di cư họ khởi nghiệp vô cùng khó khăn bởi rất nhiều yếu tố trong đó có khó khăn về điều kiện, về văn hóa, kiến thức cũng như sự hiểu biết của họ. Những khó khăn lớn hơn đến từ các rào cản, từ những công việc hàng ngày, rào cản từ cộng đồng, rào cản từ chính họ không tin có một ngày họ thực sự trở thành chủ. Do đó, tạo mô hình khởi nghiệp là cách trao cho những phụ nữ yếu thế này “cần câu”, vươn lên làm chủ cuộc sống của mình. |
14 năm làm công nhân tại một khu công nghiệp thế nhưng cho đến giờ vợ chồng chị Phan Thị Thu Hà (Tuyên Quang) vẫn sống trong cảnh thuê nhà trọ, lương thấp và công việc vẫn bấp bênh, ngày qua ngày.
Theo chị Hà, năm 2004, sau một thời gian chật vật kiếm tìm công việc, chị xin vào làm công nhân trong một công ty tại khu công nghiệp Thăng Long với mức lương khiêm tốn. Ngày đó mọi thứ khó khăn nên chị phải chi tiêu cực kỳ tiết kiệm mới có thể sống tạm ổn. Một năm sau đó, chị lập gia đình thế nhưng cuộc sống với đồng lương công nhân của hai vợ chồng cũng chẳng đủ chi trả cho mọi sinh hoạt trong gia đình.
“Nhớ những lần con ốm, trong nhà chẳng còn đồng nào, tôi phải chạy vạy khắp nơi, vay từng đồng để có tiền lo cho con. Số tiền lương ít ỏi hàng tháng khiến vợ chồng tôi không dám thuê nhà trong khu chung cư mà phải thuê phòng trọ ngoài với giá 700.000 đồng/tháng. Mùa hè trời nóng như lửa đốt, chật chội nhưng vì thu nhập chẳng đủ tiêu nên vẫn đành chấp nhận”, chị Hà chia sẻ.
Tâm sự về cuộc sống công nhân, chị Phùng Thị Xuân (quê Quảng Xương - Thanh Hóa, công nhân lao động khu công nghiệp Thăng Long) chia sẻ: “Mặc dù, chế độ bảo hiểm được công ty đóng đầy đủ tuy nhiên với thu nhập 10 triệu đồng/tháng của cả hai vợ chồng, vợ chồng tôi vẫn không đủ chi trả cho cuộc sống nên phải gửi con về quê nhờ ông bà chăm sóc. Nhiều đêm ngủ nhớ con, có những lần gọi điện về, gặp con vừa nghe giọng nói của con nước mắt cứ thế trào ra. Đã bao lần muốn đón con lên sống cùng bố mẹ nhưng vì thu nhập của hai vợ chồng không đủ trang trải nên đành chấp nhận, chẳng biết cuộc sống của chúng tôi khi nào mới khá hơn được”.
Tạo cơ hội cho lao động nữ lập nghiệp
Với mục đích giúp lao động nữ di cư cùng tìm kiếm và phát triển các cơ hội ổn định nghề nghiệp cho bản thân. Hiện nay, nhiều mô hình hỗ trợ phụ nữ kinh doanh, khởi nghiệp đã được Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng ánh sáng (Light) cùng các tổ chức như tổ chức Plan International, Câu lạc bộ Phụ nữ quốc tế (HIWC)… thực hiện.
Trong có mô hình xe đẩy kinh doanh bánh mỳ trong dự án 3Ms; mô hình khởi nghiệp thành công của nữ lao động di cư tại Đông Anh (thuộc dự án SAFE, được tài trợ bởi tổ chức Plan International từ năm 2016-2019); Mô hình New me với hai nhóm: Giúp việc nhà - thu gom phế liệu và bán hàng rong hay như mô hình Girl Escape tạo việc làm cho khoảng 40 phụ nữ có công việc mới như làm móng, bán nước, bán quần áo,…
Một trong những mô hình thành công của dự án là Hợp tác xã Ngày mới của lao động di cư trên địa bàn phường Phúc Xá (quận Ba Đình, Hà Nội). Đây là mô hình có đông thành viên nhất, lên tới 15 chị em cùng tham gia. Những ngày đầu, mới theo cách “làm ăn bài bản”, nhiều chị không biết chữ nhờ con mình viết giúp ý tưởng kinh doanh.
Đến nay, các thành viên của hợp tác xã đã ai vào việc nấy, duy trì ổn định các hoạt động kinh doanh như bán hàng rong, bán thực phẩm tươi sống, giúp việc gia đình, xe đẩy, bốc vác, xe ôm,… Không chỉ làm chủ được việc kinh doanh của mình, các chị còn tự góp vốn để tạo quỹ tín dụng theo mô hình tự quản.
Câu chuyện bán hàng của bà Nguyễn Thị Bình, trọ tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội là một trong những trường hợp điển hình hưởng lợi từ dự án “Chuỗi cửa hàng lưu động kết nối người lao động di cư khu vực Bắc Thăng Long, Hà Nội” (dự án 3Ms).
53 tuổi, người phụ nữ đáng lẽ sắp đến lúc an nhàn nhưng bà Bình, hàng ngày vẫn phải lam lũ mưu sinh hết sức vất vả. Gia đình 4 người của bà Bình ở Phú Thọ, thu nhập trông chờ vào mấy sào ruộng. Chồng bà bị bệnh tật đeo đẳng suốt bao năm nay. Bà Bình một mình vừa nuôi con, vừa lo kinh tế cho gia đình, tiền chạy chữa thuốc thang cho chồng. Nỗi đau dồn lên vai bà khi con trai đột ngột qua đời, bà đành để con gái ở lại chăm chồng, một mình rời quê xuống Hà Nội mưu sinh.
“Lớn tuổi, sức khỏe yếu, người ta chỉ cho tôi đi bán bánh mỳ. Tôi ngồi suốt từ sáng tới tối, thu nhập chẳng được bao nhiêu nhưng vẫn phải cố, vừa là thêm thu nhập, vừa làm mình bận rộn mà quên đi nỗi buồn”, bà Bình nhớ lại.
Giờ đây, bà Bình đã có một “cửa hàng di động” với một chiếc xe đẩy gồm đầy đủ dụng cụ phục vụ cho công việc bán bánh mỳ mỗi ngày. Với chiếc xe đẩy đó mang lại cho bà thu nhập ổn định hơn, giúp bà tự tin, yên tâm lo cho bản thân và gia đình.
Cùng chung sự thành công khi tham gia mô hình khởi nghiệp, mà ở đó những người phụ nữ di cư họ đã tự viết lên con đường của chính họ. Chị Nguyễn Thị Dung (quê Phú Thọ), thành viên trong mô hình khởi nghiệp thành công của nữ lao động di cư tại Đông Anh, thuộc dự án Safe chia sẻ: “Trước kia từ quê xuống Hà Nội, tôi làm công nhân, thời gian ngày làm 12 giờ khiến tôi không có điều kiện chăm sóc cho con. Sau đó, nhận được sự hỗ trợ của dự án, tới nay tôi đã có một cửa hàng cắt tóc, có được những thu nhập ổn định, trang trải cho cuộc sống của gia đình, đặc biệt tôi có thời gian chăm sóc con nhiều hơn”.
Nói về những khó khăn của lao động nữ di cư, bà Nguyễn Thu Giang (Phó Viện trưởng Viện Light) cho biết: “Những phụ nữ di cư họ khởi nghiệp vô cùng khó khăn bởi rất nhiều yếu tố trong đó có khó khăn về điều kiện, về văn hóa, kiến thức cũng như sự hiểu biết của họ. Những khó khăn lớn hơn đến từ các rào cản, từ những công việc hàng ngày, rào cản từ cộng đồng, rào cản từ chính họ không tin có một ngày họ thực sự trở thành chủ. Do đó, tạo mô hình khởi nghiệp là cách trao cho những phụ nữ yếu thế này “cần câu”, vươn lên làm chủ cuộc sống của mình.
Hoa Nguyễn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33