Nữ lao động di cư: Gian nan hành trình vượt qua đại dịch

(LĐTĐ) Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 quay trở lại đã khiến nhiều phụ nữ là lao động di cư, nhập cư trên địa bàn thành phố Hà Nội gặp khó khăn. Họ là những người lao động tự do, hoặc không ký kết hợp đồng lao động; hoặc đã bị chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động; phụ nữ khuyết tật, bị bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Cải thiện cơ chế phối hợp liên ngành trong ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ di cư Cơ hội việc làm bền vững cho lao động nữ di cư: Cần thêm giải pháp hỗ trợ Còn nhiều khoảng trống về chính sách đối với lao động nữ di cư

Những mảnh đời bị "kẹt” vì dịch

Cầm trên tay túi quà nhỏ và một phần tiền hỗ trợ do Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố trao tận tay, chị Nguyễn Thị Sáng (trọ ở 55 Nguyễn Tư Giản, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm) không khỏi cảm động trước sự quan tâm của tổ chức Hội. Trong những ngày tuân thủ cách ly xã hội để phòng, chống dịch, thu nhập của gia đình chị là con số 0, khó khăn không biết xoay xở vào đâu.

Nữ lao động di cư: Gian nan hành trình vượt qua đại dịch
Lao động nữ di cư, lao động tự do là đối tượng gặp khó khăn vì đại dịch

Chia sẻ với chúng tôi, chị Sáng cho biết, chị quê ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Chị lên Hà Nội làm nghề tự do đã hơn 10 năm, cũng bằng đấy năm chị đi thuê trọ, làm hết việc nọ đến việc kia, từ làm thuê, giúp việc đến buôn bán lặt vặt. Không chỉ lo cho bản thân mình, mà chị còn lo cho mẹ già năm nay đã ngoài 80 tuổi và một con nhỏ, đang học Trung học cơ sở. Chị còn là mẹ đơn thân, một mình bươn chải để lo cho mẹ già con thơ.

“Bình thường thu nhập của tôi cả tháng cũng chỉ được từ 5 - 6 triệu đồng, trong đó tiền thuê nhà khoảng 700 nghìn đồng, chưa kể tiền điện, tiền nước, tiền đóng học cho con, mẹ già 80 tuổi sức yếu, ốm đau liên miên, tiền thuốc thang cũng không hề ít. Khi có dịch, mọi công việc đều bị hạn chế, thu nhập cũng giảm đi. Khi Hà Nội cách ly theo Chỉ thị 17 thì công việc của tôi hoàn toàn dừng lại, cả ngày chỉ ở nhà không đi đâu, không làm gì. Tiền ăn không đủ, lấy đâu tiền tiết kiệm mà chi tiêu trong lúc này. Lo nhất là dịch kéo dài, không đi làm kiếm được tiền, đến năm học mới không có tiền đóng học cho con”, chị Sáng tâm sự.

Sự quan tâm động viên của các cấp hội phụ nữ Thành phố, các đoàn thể xã hội, Ủy ban nhân dân phường, quận… đã giúp mẹ con chị Sáng phần nào để trang trải cuộc sống trong những ngày cách ly.

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no, sự hỗ trợ của các cấp hội phụ nữ cũng như của các đoàn thể, chính quyền phường, quận… là nguồn động viên lớn lao đối với gia đình tôi, giúp chúng tôi vượt qua khó khăn của đại dịch”, chị Sáng cho biết.

Cũng như chị Sáng, hoàn cảnh của chị Trần Thị Thu Hà trọ ở 21 Nguyễn Tư Giản, phường Phúc Tân cũng vô cùng khó khăn. Chồng mất, chị phải nuôi hai con ăn học, lại là lao động tự do nên khi có dịch, cách ly xã hội, chị không có việc để làm và cũng không thể trở về quê.

Câu chuyện của chị Hà cũng không khỏi khiến nhiều người rơi nước mắt. Chị quê ở Thái Bình, cách đây 20 năm chị lên Hà Nội làm nghề bán hàng rong để sinh sống. Ròng rã suốt 20 năm ấy, chị dậy từ sáng sớm đến chợ Long Biên cất hoa quả rồi gánh trên đôi vai đi khắp phố phường. Nắng nôi, vất vả là thế mà mỗi ngày chị cũng chỉ thu nhập từ 100 đến 200 nghìn đồng. Nhưng cuộc sống tuy vất vả cũng có chồng chị giúp sức, lại có hai con là niềm vui nên cả gia đình dù khó khăn cũng vẫn cùng nhau sống những ngày hạnh phúc.

Nữ lao động di cư: Gian nan hành trình vượt qua đại dịch
Chị Trần Thị Thu Hà nhận suốt hỗ trợ từ Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội

Thế nhưng cách đây 2 năm, chồng chị đột ngột qua đời, để lại gánh nặng trên hai vai chị. Một mình chị phải làm lụng nuôi hai con đang ăn học, thu nhập mỗi tháng chỉ từ 5 - 6 triệu đồng. Tiền thuê nhà 1,5 triệu đồng một tháng, còn tiền điện, nước, rồi tiền đóng học phí cho con…

Chị Hà cho biết: “Hoàn cảnh của tôi nói chung là.. bi đát lắm, hết năm học vừa rồi tôi phải gửi đứa bé về quê cho mẹ già chăm sóc, mỗi tháng cố gắng gửi 1 triệu về, nhưng dịch thế này cũng không làm được ra tiền mà gửi, đành nhờ mẹ già xoay xở. Còn đứa lớn đang học đại học năm đầu tiên, hai mẹ con ở với nhau, có gì ăn nấy. Từ ngày bố mất, cháu cũng ý thức được hoàn cảnh của mình nên cũng rất ngoan và yêu thương mẹ”.

Chia sẻ thêm, chị Hà cho biết sáng ngày 30/7 chị được Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội trao 1 suất quà và 200 nghìn tiền mặt. Chị mong muốn dịch mau kết thúc để chị tiếp tục được đi làm, có thu nhập vì với hoàn cảnh khó khăn như chị thì không có tiền tiết kiệm đề dùng cho những thời điểm như thế này. Ngừng lao động là ngừng chi tiêu.

“Còn bây giờ, các tổ chức xã hội hỗ trợ được cái gì thì hay cái ấy, vì không chỉ mình mình mà còn rất nhiều người khó khăn nữa cũng đang cần hỗ trợ. Tôi rất cảm ơn sự quan tâm của các đoàn thể, mạnh thường quân, chính quyền phường, quận, Thành phố đối với những phụ nữ lao động di cư như chúng tôi”, chị Hà nói.

Nữ lao động di cư: Gian nan hành trình vượt qua đại dịch
Lao động tự do, di cư gặp nhiều khó khăn khi cách ly xã hội

Bà Nguyễn Thị Huyền Trang - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Phúc Tân cho biết, trên địa bàn phường có nhiều nữ lao động di cư, nhập cư, có hoàn cảnh khó khăn, nhưng khi có dịch họ đã về quê, một số vì nhiều ly do vẫn ở lại Hà Nội. Hoàn cảnh của các chị đều rất khó khăn, đáng thương. Thời gian qua, Hội đã rà soát và lập danh sách 60 chị có hoàn cảnh khó khăn để nhận hỗ trợ của Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố.

Sáng ngày 30/7 cả 60 chị đều đã nhận được quà hỗ trợ. Trong thời gian tới phường hội tiếp tục thực hiện các chủ trương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, hỗ trợ các hội viên phụ nữ gặp khó khăn, nhất là lao động di cư, lao động nhập cư trên địa bàn phường.

Những vòng tay ấm

Những ngày qua, cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội đã triển khai hiệu quả nhiều hoạt động phòng chống dịch Covid-19 như tuyên truyền, động viên cán bộ, hội viên, người dân nâng cao ý thức tự phòng tránh dịch; chấp hành nghiêm các quy định của Chính phủ, thành phố Hà Nội về thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch; huy động nguồn lực, cấp phát miễn phí tới cộng đồng các vật dụng phòng chống dịch, nhu yếu phẩm; hỗ trợ lực lượng tham gia phòng chống dịch tại các địa bàn…

Nữ lao động di cư: Gian nan hành trình vượt qua đại dịch
Chị Nguyễn Thị Sáng nhận hỗ trợ từ Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố

Là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội còn dành sự quan tâm đặc biệt tới các phụ nữ yếu thế, trong đó có nữ lao động tự do, di cư vì họ chính là đối tượng chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Cụ thể là thực hiện đợt cao điểm tổ chức các hoạt động trao quà hỗ trợ nữ lao động tự do, phụ nữ dễ bị tổn thương gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Đợt cao điểm diễn ra ngày 30/7 - 30/8/2021; sau đó tiếp tục triển khai đến hết tháng 12/2021.

Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, các cấp Hội tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ Thành phố, các tổ chức, cá nhân hảo tâm, phát huy truyền thống tương thân, tương ái, hưởng ứng, quyên góp, ủng hộ, động viên, chia sẻ đến nữ lao động tự do, di cư, phụ nữ dễ bị tổn thương gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thủ đô.

Trước khi triển khai, các cấp hội đã rà soát các đối tượng nữ lao động nhập cư, lao động tự do không ký kết hợp đồng lao động hoặc bị chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động, phụ nữ khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo gặp khó khăn trên địa bàn, lập danh sách và có phương án hỗ trợ kịp thời. Phối hợp với địa phương, các nhà tài trợ tổ chức điều tiết, trao tặng quà nhu yếu phẩm, tiền mặt… đúng đối tượng, đảm bảo công tác phòng chống dịch an toàn, an ninh trật tự xã hội.

Dự kiến, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội phối hợp với Viện Phát triển Sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng - Light sẽ trao hơn 500 suất quà và tiền cho nữ lao động tự do, di cư gặp khó khăn do dịch Covid-19 với tổng trị giá 180 triệu đồng đồng tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, nhằm tiếp tục chia sẻ khó khăn với nữ lao động di cư.

Trong thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội sẽ tiếp tục mở rộng chuỗi hoạt động hỗ trợ này tại các địa bàn có đông lao động di cư đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong.
Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chào mừng Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo, đảm bảo quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho lao động nữ, giúp họ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân đề nghị các Công đoàn cơ sở tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời đoàn viên, người lao động có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

Ba Vì: Đưa bản dân tộc Dao thành điểm du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, trong bức tranh du lịch của huyện Ba Vì, bên cạnh các khu điểm du lịch đã hoạt động lâu năm như Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà resort… thì bản Miền (thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì) là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên của Hà Nội gắn với dân tộc thiểu số.
Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

Đồng bộ các giải pháp để Tháng Công nhân đi vào chiều sâu

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Tháng Công nhân đã thực sự trở thành chuỗi ngày hội của công nhân lao động cả nước nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực tri ân, hướng về người lao động. Các cấp Công đoàn thị xã cũng đã phối hợp với chính quyền đồng cấp, đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động, qua đó khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp của đội ngũ công nhân lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

(LĐTĐ) Theo thống kê của cơ quan chức năng, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, các đơn vị huy động 100% quân số, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm có thể gây tai nạn giao thông, qua đó đã góp phần kiềm chế tai nạn trên cả 3 tiêu chí.
Trong 5 ngày nghỉ lễ, Nghệ An ước đạt 1.700 tỷ đồng từ du lịch

Trong 5 ngày nghỉ lễ, Nghệ An ước đạt 1.700 tỷ đồng từ du lịch

(LĐTĐ) Theo Báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Nghệ An, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tỉnh này đã đón và phục vụ khoảng 950 nghìn lượt khách du lịch, tổng doanh thu ước đạt 1.700 tỷ đồng.

Tin khác

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(LĐTĐ) Bằng cách hành động dứt khoát và đầu tư vào những nơi làm việc có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi an toàn, sức khỏe đi đôi với sự bền vững, không bỏ lại ai phía sau trong nỗ lực hướng tới một thế giới an toàn, khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Xem thêm
Phiên bản di động