Tích cực chăm lo cho nữ lao động di cư
Phát triển hợp tác xã: Góp phần hạn chế lao động di cư | |
ASEAN chung sức 10 năm dệt “áo bảo hộ” cho lao động di cư |
Đó là vấn đề được đặt ra tại chương trình tổng kết dự án “Cải thiện điều kiện sống và góp phần nâng cao quyền năng của nữ LĐ di cư tại Hà Nội” diễn ra ngày 26/12.
Điều kiện sống và làm việc của nữ LĐ di cư còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh DA |
Nhiều người chung 1 cảnh ngộ
Chị Nguyễn Thị Thoa, quê Nam Định cho biết, chị di cư lên Hà Nội được 18 năm. Cuộc sống của nữ LĐ di cư là phải sống xa gia đình, ở thành phố không quen nên nhiều người tự ti, không quan hệ với ai, ai mướn gì cũng làm mặc cho các chủ hàng ép làm quá giờ, vượt quá sức LĐ nhưng vẫn phải gồng mình chịu đựng với mong muốn có tiền về trang trải cho gia đình.
Nhiều nữ LĐ di cư trước kia chưa được xã hội quan tâm dễ bị lừa tiền, lừa người; không được tiếp cận với dịch vụ xã hội thiết yếu nên khi xảy ra vướng mắc không biết nhờ ai, cũng không dám ra phường trình báo vì không hiểu về pháp luật. Nhiều chị em ốm đau bệnh tật không có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) nên không dám đi bệnh viện.Chính vì thế, không ít nữ LĐ di cư gặp phải vấn đề sức khỏe, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục dẫn đến ảnh hưởng tâm lý.
“Ban ngày phải làm việc vất vả nhưng tối đến nhiều nữ LĐ di cư lại phải ở trong khu nhà ổ chuột, ẩm ướt muỗi bọ, mùa hè chịu nóng bức ngột ngạt, mùa mưa thì ẩm ướt, quần áo luôn phải mặc trong tình trạng còn ẩm nên thường xuyên bị ốm”, chị Thoa buồn rầu nói.
Chị Trần Thị Mỳ, quê Nam Định lên Hà Nội được 12 năm, lúc mới lên không có chỗ ở, chỗ bán hàng phải chạy vạy xin người khác, chủ nhà thương tình cho thuê lại. Từ đấy công việc dần ổn định nhưng xa quê, suốt ngày quanh quẩn bên phản thịt ở chợ hoặc trong căn phòng trọ chật hẹp, chị Mỳ không quen biết, giao lưu với hàng xóm, khi có việc không biết phải chia sẻ với ai.
“Khoảng 2 tháng trước chồng tôi bị tai nạn xe máy khi tham gia giao thông, bác sĩ kiểm tra và kết luận bị đau phần mềm, gãy 6 chiếc răng rồi cho về nhà theo dõi thêm. Do không có thẻ BHYT nên qua 1 đêm gia đình đã phải nộp 6 triệu đồng. Khoảng 2 tháng sau, chồng tôi quay lại viện chụp X-Quang để trồng răng giả mới phát hiện bị gãy xương hàm. Khi đó, tôi đã sốc và lo lắng vì không biết phải làm thế nào”, chị Mỳ kể lại.
TS Trần Quốc Trị - Tổng thư ký Trung ương Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á - Việt Nam cho biết, LĐ nông thôn ra thành phố thường tìm việc không cần đến trình độ học vấn, kinh nghiệm và ở quanh các khu chợ lớn, bến xe hay làm những công việc theo thời vụ với thu nhập thấp và không ổn định.
Nữ LĐ di cư thường nhận làm mọi việc từ giúp việc gia đình, dọn vệ sinh, bán hàng rong, thu gom phế liệu đến phụ hồ, xe ôm… những nghề đang có nhu cầu lớn tại các thành phố. Nhiều LĐ di cư chấp nhận điều kiện sinh hoạt ăn ở thiếu thốn trong những khu nhà tạm chật chội, nóng nực vào mùa hè và rét buốt về mùa đông để tiết kiệm, dành dụm tiền lo cho bản thân và gia đình.
Dự án ý nghĩa
Xuất phát từ những câu chuyện thực tế của các nữ LĐ di cư, dự án “Cải thiện điều kiện sống và góp phần nâng cao quyền năng của nữ LĐ di cư tại Hà Nội” do tổ chức Bánh mỳ Thế giới phối hợp với một số đơn vị tài trợ đã được triển khai từ năm 2016 tại 3 phường Phúc Xá (quận Ba Đình); Thịnh Liệt và Định Công (quận Hoàng Mai).
Bà Lê Thị Thủy - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hỗ trợ gia đình và Phát triển cộng đồng cho biết, với sự quan tâm vào cuộc của tất cả các tổ chức, các cấp, các ngành, sau 2 năm triển khai dự án đã hỗ trợ1 nhóm đối tượng dễ bị tổn thương có điều kiện được tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội.
Dự án đã bình chọn thành viên, xây dựng quy chế và thành lập 3 câu lạc bộ (CLB), tổ chức 54 cuộc sinh hoạt hàng tháng tại 3 phường với gần 1.400 lượt người tham dự. Tổ chức 2 đợt khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho thành viên và con em trong CLB với 66 người được thăm khám, hỗ trợ mua BHYT cho 64 thành viên.
Bên cạnh đó, thực hiện dự án còn cải thiện đáng kể thu nhập hàng tháng của nữ LĐ di cư, mức thu nhập dưới 3 triệu đồng giảm từ 46.5% xuống còn 3.8%; đặc biệt, thu nhập từ 7 triệu đồng trở lên tăng từ 0.7% lên 3.8%. Về đăng ký tạm trú tại nơi sinh sống, có chuyển biến rõ nét từ 96.2% không đăng ký giảm còn 3.8%.
Đối với vấn đề tham gia BHYT và chăm sóc sức khỏe tăng từ 35.4% lên 92.4% người tham gia BHYT, một số trường hợp không thể tham gia BHYT tự nguyện do chủ nhà trọ không xác nhận đăng ký tạm trú, hoặc thiếu giấy tờ tùy thân.
“Nhờ có BHYT do dự án hỗ trợ mua mà gia đình tôi “thoát nghèo”, quá trình khám và điều trị lần thứ 2 của chồng tôi may mắn được BHYT chi trả 80% viện phí, nên gia đình chỉ phải nộp 25 triệu đồng”, chị Mỳ vui mừng nói.
Bà Lê Thị Thủy thông tin, thời gian tới dự ánsẽ kết nối các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm thêm theo thời gian linh hoạt để giúp chị em cải thiện thu nhập như: Làm đồ thủ công tại nhà, giúp việc theo giờ. Đồng thời, quan tâm hỗ trợ mua BHYT, chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện sống đối với LĐ nữ di cư nghèo và con cái họ. Hỗ trợ các thành viên tham gia các chương trình tín dụng, giúp chị em biết tiết kiệm, tiêu dùng hợp lý và có vốn để mở rộng buôn bán, phát triển kinh tế…
Mai Phương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40