Nhìn nhận đúng bản chất vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm

(LĐTĐ) Vụ việc nghiêm trọng xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức vào ngày 9/1 khiến 3 cán bộ chiến sĩ Công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự việc thi công tường rào xung quanh sân bay Miếu Môn đang khiến dư luận bàng hoàng, bức xúc trước hành vi hung hãn, côn đồ coi thường pháp luật của các đối tượng. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những lời lẽ xuyên tạc, vu cáo cho rằng "Công an đàn áp dân Đồng Tâm", "chính quyền cướp đất, vì lợi ích nhóm", "dân Đồng Tâm chiến đấu với giặc nội xâm"... Vậy đâu là bản chất thực sự của vấn đề?  
nhin nhan dung ban chat vu viec xay ra tai xa dong tam Truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất cho 3 chiến sỹ Công an hy sinh
nhin nhan dung ban chat vu viec xay ra tai xa dong tam Đồng lòng xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn
nhin nhan dung ban chat vu viec xay ra tai xa dong tam Chùm ảnh: Quân dân đồng lòng, góp sức xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn

Đất đồng Sênh là đất Quốc phòng

Đầu tiên, có thể khẳng định, hàng chục ha đất đồng Sênh, xã Đồng Tâm là đất Quốc phòng. Mà đã là đất Quốc phòng thì mọi dự án đất đai đều phải đặt lợi ích này lên trên và người dân, các tổ chức có nghĩa vụ phải chấp hành khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh.

Theo hồ sơ, năm 1980, Bộ Quốc phòng được giao xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn các xã Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc của huyện Chương Mỹ và xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Tại thời điểm đó, tỉnh Hà Sơn Bình (cũ) đã bàn giao số diện tích 208 ha đất sân bay Miếu Môn cho Bộ Quốc Phòng.

nhin nhan dung ban chat vu viec xay ra tai xa dong tam
Ảnh bản đồ phạm vi quản lý đất sân bay Miếu Môn (Ảnh: TTXVN)

Do có sự buông lỏng việc quản lý, nên một số hộ dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đã lấn chiếm đất canh tác, xây dựng công trình trên diện tích này. Sau khi có sự tranh chấp, khiếu kiện đất đai tại Đồng Tâm, Thanh tra Chính phủ và thành phố Hà Nội đã thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước tới nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm và khẳng định toàn bộ đất sân bay Miếu Môn (địa giới xã Đồng Tâm) là đất Quốc phòng.

Chính quyền không bao che cho cán bộ để xảy ra sai phạm

Từ sau vụ việc bắt giữ người trái pháp luật tại Đồng Tâm năm 2017, các cơ quan chức năng Thành phố Hà Nội, các Bộ, Ban, ngành đã thanh tra, giải quyết tất cả các nội dung người dân kiến nghị, tố cáo về quản lý đất đai ở xã Đồng Tâm.

Đối với việc giải phóng mặt bằng một số hộ dân đang sử dụng đất quốc phòng, Thanh tra TP Hà Nội đã kết luận những sai phạm trong việc xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 14 hộ dân. Đồng thời, xử lý trách nhiệm của gần 30 cán bộ để xảy ra sai phạm, buông lỏng quản lý, trong đó có 14 cán bộ đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng luôn đối thoại nhằm tạo tiếng nói, sự đồng thuận giữa chính quyền và nhân dân để giải quyết vấn đề Đồng Tâm trên cơ sở các quy định pháp luật.

nhin nhan dung ban chat vu viec xay ra tai xa dong tam
Lực lượng Cảnh sát cơ động làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm (Ảnh: TTXVN)

Từ năm 2017 đến nay, chính quyền các cấp đã thường xuyên tổ chức đối thoại với người dân, để thống nhất cách giải quyết bức xúc của người dân liên quan các khiếu nại về đất Đồng Sênh. Thành phố Hà Nội đã ra Quyết định thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước tới nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm để có cơ sở pháp lý giải quyết dứt điểm các khiếu nại, thắc mắc.

Ngay trong sự kiện người dân Đồng Tâm bắt giữ trái pháp luật 38 Công an và cán bộ tháng 4/2017; mặc dù có thể xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nhưng vì đại cục không để biến thành điểm nóng; chính quyền và Công an đã tích cực đối thoại giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Thế nhưng có những người mang danh là tri thức, đại diện cho tiếng nói của nhân dân không biết vô tình hay cố ý lại có những phát ngôn vô cảm, mị dân như “chính quyền phải trả tiền cơm cho dân Đồng Tâm” tức là trả tiền cho các hành vi vi phạm pháp luật. Ở đây cần nhận thức rõ việc bắt giữ Công an, cán bộ là hành vi chống người thi hành công vụ, bắt giữ người trái pháp luật.

Riêng trong năm 2019, Thành phố Hà Nội và Thanh tra Chính phủ đã 3 lần tổ chức công bố công khai kết luận thanh tra và kết luận kiểm tra rà soát, khẳng định toàn bộ đất sân bay Miếu Môn (địa giới xã Đồng Tâm) là đất Quốc phòng. Tháng 11/2019, Thanh tra Chính phủ phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức đối thoại với người dân các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn, trong đó có xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.

Tại cuộc đối thoại, hầu hết người dân đồng tình với kết luận Thanh tra là đất sân bay Miếu Môn (địa giới xã Đồng Tâm) là đất Quốc phòng. Cũng qua đối thoại mà 14 hộ dân đang sử dụng đất Quốc phòng đã nhất trí với kết luận thanh tra và toàn bộ di dời khỏi đất Quốc phòng.

Các đối tượng chống đối đã lên kế hoạch từ trước

Khi lực lượng chức năng bắt đầu xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, các đối tượng đã lên kế hoạch, chuẩn bị bom xăng, lưu đạn và hung khí tự chế nhằm tấn công lực lượng chức năng; thậm chí chúng còn hung hăng tuyên bố chấp nhận đổ máu, giữ đất đến cùng ngay trên mạng xã hội Facebook. Có đối tượng còn manh động mang dao đến nhà, đe doạ Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đồng Tâm, doạ chém cán bộ Ban chỉ huy quân sự xã hay đe doạ, chửi bới lăng mạ những hộ dân chấp nhận đi dời.

nhin nhan dung ban chat vu viec xay ra tai xa dong tam
Hung khí thu được của các đối tượng trong "Tổ đồng thuận" sáng 9/1 (Ảnh: TTXVN)

Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Tuyển khai nhận: “Cụ Kình (tức Lê Đình Kình) bảo cứ cho 3 thằng chết là chúng nó phải chạy hết”; và “ông Công (tức Lê Đình Công – con của Lê Đình Kình) bảo không cần phải bàn nhiều, đứa nào cứ xông vào là chiến…”. Sau vụ việc, bước đầu lực lượng chức năng thu giữ 8 quả lựu đạn, 38 chai bom xăng, 20 lít xăng, 12 tuýp sắt đầu gắn dao nhọn, 3 hộp pháo sáng, 1 khẩu súng bắn điện, 1 thanh kiếm, 1 búa tại nhà các đối tượng.

Ngoài ra, các đối tượng chống đối còn thu nhận số đối tượng nghiện hút, tiền án, tiền sự làm "đệ tử" để lợi dụng số này phục vụ cho các hoạt động gây rối, mất an ninh trật tự tại địa phương thậm chí là đe doạ, khống chế những người không đồng tình với Tổ đồng thuận. Như vậy, việc tấn công lực lượng Công an đã được các đối tượng chuẩn bị, chứ không phải là bị "đàn áp phải vùng lên" như những lời lẽ kích động trên mạng internet.

Việc tiêu diệt đối tượng chống người thi hành công vụ là biện pháp cuối cùng

Rạng sáng ngày 9/1/ lực lượng Công an tinh nhuệ với trang bị vũ khí hiện đại triển khai đội hình bảo vệ việc thi công tại Đồng Tâm thì các đối tượng đã dùng lựu đạn, bom xăng, quả nổ tấn công nhưng lực lượng Công an vẫn kiên trì, tuyên truyền, thuyết phục, kêu gọi các đối tượng không chống đối, hợp tác với lực lượng chức năng trong khi có thể nhanh chóng trấn áp các đối tượng.

Chỉ khi có đổ máu, đánh đổi bằng tính mạng của 3 cán bộ chiến sĩ Công an và các đối tượng điên cuồng chống trả, tiếp tục dùng lựu đạn để tấn công, buộc lực lượng Công an phải nổ súng tiêu diệt nhằm bảo đảm an toàn cho lực lượng làm nhiệm vụ cũng như an toàn của người dân xung quanh…

Vụ việc ở Đồng Tâm một lần nữa cho thấy ý đồ, hành vi của những con rối dưới tay các thế lực xấu tìm cách lợi dụng kích động người dân gia tăng sức ép, chống đối Nhà nước, tác động vào tâm lý gây bất ổn xã hội.

Cái gọi là Tổ đồng thuận không còn là người dân Đồng Tâm mà là băng nhóm tội phạm đi ngược lại lợi ích quốc gia; trong khi hầu hết người dân Đồng Tâm ủng hộ việc thu hồi đất của Bộ Quốc phòng. Bởi vậy, sự tỉnh táo nhận diện và hành động đúng trong vấn đề này là hết sức cần thiết.

P.V (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.

Tin khác

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xem thêm
Phiên bản di động