Nhiễm khuẩn bệnh viện: Cách nào để kiểm soát?

Dẫu biết kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) là rất khó khăn và trách nhiệm chủ yếu thuộc các bệnh viện. Tuy nhiên, nếu không có sự chung tay của bệnh nhân lẫn người nhà bệnh nhân thì công tác phòng ngừa, kiểm soát nhiễm khuẩn hết sức khó khăn.
tin nhap 20160701091314 Nhiễm khuẩn bệnh viện: Mối nguy hiểm với người bệnh
tin nhap 20160701091314 Nhiễm khuẩn bệnh viện: Liệu có được “xóa sổ”?

Tại nhiều bệnh viện lớn như: Bạch Mai, Việt  - Đức, K… lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh rất đông, song không mấy người hiểu việc KSNK.  Theo TS. BS Nguyễn Thị Hương - Khoa Cấp cứu Sơ sinh (Bệnh viện Nhi Trung ương), đã là bệnh viện thì yếu tố KSNK là vô cùng quan trọng, nhưng thực tế, nhiều bệnh nhân hay người nhà thường ít quan tâm đến điều này. Thậm chí, ở Khoa Cấp cứu sơ sinh, mặc dù nhiều lần bác sĩ, y tá giải thích cho người nhà bệnh nhân về sự nguy hiểm liên quan đến công tác nhiễm khuẩn do người thân mang đến cho trẻ khi đến thăm, tiểp xúc không đúng quy định, nhưng họ vẫn cứ xông vào phòng cách ly. “Không kể khi việc vào thăm các cháu kéo theo bụi bẩn ngoài đường, mà không ít người miệng vẫn còn mùi bia, rượu, thuốc lá... nhưng cứ đòi vào phòng cách ly. Đấy là chưa kể đến việc, nhiều người thân của bệnh nhi còn bị những bệnh dễ lây như: Viêm gan B, lao... cũng nhất quyết vào thăm. Ngoài ra, những thứ tưởng chừng vô hại như hoa quả, bánh kẹo... thậm chí, là tiền của người nhà bệnh nhân, cũng ẩn chưa rất nhiều vi trùng gây bệnh, vì vậy nếu bệnh viện KSNK tốt mà bệnh nhân và người nhà thiếu sự hợp tác thì cũng rất khó” - bác sĩ Hương bày tỏ.

tin nhap 20160701091314
Ảnh minh họa

Theo một khảo sát mới đây của Bộ Y tế về hệ thống tổ chức KSNK tại các cơ sở KBCB thì công tác KSNK của các cơ sở này hầu hết vẫn chưa hoàn thiện. Hiện cả nước còn 8,9%  số BV chưa thành lập Hội đồng KSNK, 15,1%  số BV chưa có mạng lưới KSNK; 20,8%  số BV có số giường bệnh trên 150 chưa thành lập khoa KSNK; 33%  số BV đã thành lập khoa KSNK, nhưng chưa bổ nhiệm Trưởng khoa KSNK; gần 20%  số lãnh đạo khoa/tổ KSNK có trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác KSNK chưa được quan tâm đầu tư đúng mức: 39,7%  số BV không có đủ tối thiểu 1 buồng cách ly đúng quy định ở các khoa lâm sàng; 46,5%  số BV không có đơn vị tiệt khuẩn tập trung đạt chuẩn; 33,9%  số BV không đủ 1 buồng thu gom dụng cụ bẩn/1 khoa lâm sàng; rất ít BV trang bị máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp; 40,4% số BV đạt tỉ lệ 1 Lavabo rửa tay/10 giường bệnh nội trú; 57,6% số BV không sẵn dung dịch vệ sinh tay tại nơi có nhiều người tiếp xúc. Cũng theo báo cáo, nguồn nhân lực dành cho việc KSNK còn thiếu và yếu, đa số nhân viên phụ trách công tác giám sát NKBV chưa được đào tạo thực hiện giám sát chuyên trách; 49,1% số nhân viên mạng lưới KSNK chưa được đào tạo về KSNK; 46,4% nhân viên bộ phận khử khuẩn, tiệt khuẩn chưa được đào tạo về chuyên môn; hầu hết các BV chưa bảo đảm một nhân lực giám sát/150 giường bệnh.

“Cùng với yêu cầu về chuyên môn, hoạt động nhiễm khuẩn BV còn là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng BV đã được Bộ Y tế đưa vào Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng BV hàng năm” - Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến chia sẻ.

Xét trên góc độ chuyên môn, GS.TS Lê Năm - nguyên Giám đốc Viện bỏng Quốc gia cho hay, để xảy ra tình trạng trên, nguyên nhân sâu xa là do hiện nay hệ thống đào tạo của chúng ta chưa có chương trình đào tạo KSNK trong các trường khối ngành khoa học sức khỏe, chưa có giáo trình quốc gia chuẩn về đào tạo KSNK. Thậm chí, hiện mới chỉ có 6 hướng dẫn chuyên môn ban hành năm 2012 và cũng chưa có hệ thống giám sát NKBV quốc gia, chưa xây dựng tiêu chí cần giám sát và báo cáo, chưa xây dựng công cụ và phần mềm giám sát.  Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng KBCB, tăng sự hài lòng của người bệnh, đảm bảo an toàn cho người bệnh, NVYT và cộng đồng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế hiện nay,  trong đó trách nhiệm chính là của bệnh viện, trong đó có người đứng đầu. Tuy nhiên, việc thiếu một chương trình đào tạo mang tính dài hơi là một vấn đề mà ngành Y tế đã và đang phải đối mặt. Trong nhiều năm qua và những năm sắp tới, ngành Y tế đã và sẽ tiếp tục tăng cường ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị như phát triển nội soi, phẫu thuật tim mạch, ghép bộ phận cơ thể người, ghép tế bào gốc... Các chuyên khoa hệ nội, ngoại, sản, nhi, truyền nhiễm nay đã có sự phát triển thành các lĩnh vực chuyên môn sâu, triển khai nhiều kỹ thuật đòi hỏi phải vô khuẩn cao. Sự phát triển đó đòi hỏi công tác KSNK phải được tăng cường, phát triển tương xứng, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất nhiễm khuẩn bệnh viện. “Cùng với yêu cầu về chuyên môn, hoạt động nhiễm khuẩn BV còn là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng BV đã được Bộ Y tế đưa vào Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng BV hằng năm” - Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến chia sẻ.

Thu Trang

 

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển do quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi. Việc này góp phần mở rộng cơ hội vào đại học cho các học sinh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những tổ hợp “lạ” - không có môn học cốt lõi liên quan đến ngành đào tạo - khiến học sinh, phụ huynh băn khoăn.
Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Rạng sáng ngày 2/4/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ 2 phương tiện thủy có hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Khi bạn trai quen qua mạng xã hội rủ đầu tư tiền ảo, chị T (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tin tưởng và bị chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng.
Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định sẽ duy trì các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở và người lao động.
LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tiếp tục cụ thể hóa, đa dạng các hoạt động theo chủ đề công tác năm 2025 đã đề ra, đó là: “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.

Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. CDC Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sởi tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ và bài bản.
Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước tình hình này, ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 1.275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn, trong đó có 1 trường hợp tử vong do không tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện Hà Nội vẫn đang quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và người chưa có miễn dịch nguy cơ mắc sởi cao và gặp các biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, tổn thương gan… Hiện, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin là biện pháp để phòng bệnh hiệu quả.
Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động