Nhếch nhác đến bao giờ!
Nhếch nhác rác thải gây ô nhiễm môi trường | |
Đường nhếch nhác vì rác thải "xả" bừa bãi |
Ô nhiễm và nhếch nhác
Theo khảo sát thực tế của PV ngày 12/4, dọc tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, hiện các hạng mục như: Hệ thống thang bộ, công trình phụ trợ… đã cơ bản thành hình. Tuy nhiên, do phải chờ đợi nguồn vốn để hoàn thiện các hạng mục liên quan, đơn vị thi công tuyến đường sắt trên cao đã tiến hành rào chắn tạm thời bằng những tấm ván, tấm tôn bên ngoài. Đáng nói, do thời gian thi công kéo dài, công tác duy trì đảm bảo vệ sinh không được chú trọng nên nhiều cá nhân thiếu ý thức đã xem đây như địa điểm lý tưởng để đổ rác, phế thải vật liệu xây dựng.
Cụ thể, tại hầu hết khu vực gần các ga như: La Thành (phố Hoàng Cầu, Đống Đa), Láng (đường Láng, Đống Đa), Yên Nghĩa (đối diện Bến xe Yên Nghĩa, Hà Đông)… đều có hiện tượng rác, phế thải xây dựng chất đống lớn, đống nhỏ hoặc tờ rơi, biển quảng cáo được căng, dán bừa bãi. Nhiều điểm trụ cầu tuyến đường sắt trên cao, đối diện các khu vực như: phố Phan Đình Giót (Hà Đông); Km15 thuộc tổ dân phố 17 Yên Nghĩa; Tổ dân phố số 9, phường Phú Lãm; Km14+300 QL 6, Ba La; số nhà 14 Hào Nam; số nhà 242 Nguyễn Trãi… rác, phế thải xây dựng còn đắp thành ụ lớn, tràn ra vỉa hè.
Rác, phế thải xây dựng tràn lan dưới các trụ cầu đang thi công đường sắt đô thị đoạn qua địa phận phường Yên Nghĩa . Ảnh: Đinh Luyện |
Cá biệt, tại khu vực đường Láng, đoạn cây xăng 31, địa chỉ số 111 (quận Đống Đa) ngoài tình trạng phế thải xây dựng, rác thải sinh hoạt “xả” bừa bãi dưới chân các trụ cầu thì ngay kế cận đó, đoạn qua phố Cầu Mới còn xuất hiện hiện tượng họp chợ cóc, chợ tạm. Tại đây, người dân bày bán la liệt đủ loại mặt hàng, từ rau củ quả, đến thịt cá, hải sản… và chúng đều được giết mổ ngay trên vỉa hè, dưới các chân cầu gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Chưa hết, hiện trên tuyến đường Hoàng Cầu mới, đoạn từ phố Hoàn Cầu mới đi ra đường Láng hiện tồn tại hiện tượng hàng loạt trụ cầu bị khói đen bao quanh, phía bên dưới nhiều vạt cỏ bị cháy đen, trơ trọi lộ cả đất nền. Theo ghi nhận, dọc theo tuyến đường này, nhiều trụ bê tông còn bị bôi bẩn bởi tờ rơi quảng cáo, mặc dù một số đã được bóc đi nhưng lớp keo, hồ vẫn bám lại trông vô cùng phản cảm, rất nhếch nhác.
Cần quyết liệt xử lý
Trao đổi về vấn đề rác thải, phế thải xây dựng đổ tràn lan, gây mất cảnh quan môi trường nhiều người dân địa phương nơi có dự án đường sắt trên cao đang được xây dựng cho biết, không phải bây giờ hiện tượng này mới xảy ra. Ông Nguyễn Văn Huy (phường Yên Nghĩa) chia sẻ: Trước đây, ở đoạn gần với bến xe Yên Nghĩa do không được che chắn nên tại đây ngoài rác, phế thải đổ tràn lan, thì có thời điểm tình trạng tiêm chích, tệ nạn, kim tiêm vứt la liệt cũng manh nha xuất hiện. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, tình trạng trên đã giảm đáng kể, nhưng gần đây tình trạng một số người thiếu ý thức vứt rác bừa bãi dưới các trụ cầu đường sắt đô thị lại tiếp tục tái diễn.
Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị có mức phạt thấp nhất là từ 1 - 3 triệu đồng, mức cao từ 5 - 7 triệu đồng. Đáng chú ý, theo Nghị định155/2016/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt là UBND các cấp, công an xã, phường, thị trấn và cán bộ trật tự công cộng đang thi hành nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ môi trường tại các khu đô thị, khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng. |
Theo tìm hiểu, hiện chính quyền địa phương cũng đang gặp không ít khó khăn trong việc xử lý tình trạng này. Nói cách khác, sự phân cấp quản lý và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền và chịu trách nhiệm của nhiều đơn vị liên quan. Chẳng hạn, với rác thải bị đổ vào những khu đất trống của dự án đang chờ triển khai thì việc quản lý thuộc về phía chủ đầu tư. Trách nhiệm chính quyền cấp phường, xã cơ bản chỉ dừng ở mức xử lý khi bắt quả tang hành vi đổ trộm rác thải, phế thải…
Trao đổi về phương hướng xử lý các hành vi vi phạm liên quan, theo ông Nguyễn Ngọc Sinh - Chuyên viên tư vấn luật (Công ty Cổ phần tư vấn DLS Việt Nam) hoàn toàn có thể xử lý tận gốc tình trạng rác thải “bủa vây” dự án đường sắt đô thị như hiện tại nếu có sự quyết liệt của các ngành chức năng. Viện dẫn điều này, ông Sinh cho rằng, hành lang pháp lý liên quan hiện cơ bản đã có trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Chẳng hạn, có thể xử lý theo Nghị định 28/2017/NĐ-CP, tại Điều 61, đó là phạt tiền từ 200-500 ngàn đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội; phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi đó.!
Ngoài ra, cũng có thể căn cứ theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị có mức phạt thấp nhất là từ 1 - 3 triệu đồng, mức cao từ 5 - 7 triệu đồng. Đáng chú ý, theo Nghị định155/2016/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt là UBND các cấp, công an xã, phường, thị trấn và cán bộ trật tự công cộng đang thi hành nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ môi trường tại các khu đô thị, khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
“Hành lang pháp lý và các quy định, chế tài kèm theo về cơ bản đã có nhưng vấn đề quan trọng hơn cả là phải phối hợp các lực lượng, các biện pháp để đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm các quy định về xử lý, tập kết rác thải công trình đúng nơi quy định” - Chuyên viên tư vấn luật Nguyễn Ngọc Sinh nhấn mạnh.
Rõ ràng, giải pháp ngăn chặn hành vi xả rác bừa bãi dưới chân đường sắt đô thị về cơ bản đã có, tình trạng này cũng có thể xử lý triệt để nếu có sự vào cuộc quyết liệt và có trách nhiệm hơn nữa từ các cơ quan chức năng. Thời gian tới, bên cạnh công tác chấn chỉnh, xử lý vi phạm, chính quyền địa phương nơi tồn tại các “điểm đen” về rác, phế thải cũng cần đẩy mạnh, tích cực tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân, để từ đó xây dựng và đảm bảo mỹ quan đô thị.
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22