Nhân rộng những giá trị tốt đẹp
Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương: 465 bác sĩ đăng ký hiến tạng | |
Hơn 600 người tự nguyện đăng ký hiến mô, tạng |
Bác sĩ Tùng thực hiện nghĩa cử này ngay sau khi vừa bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp bác sĩ Nội trú như một sự tiếp nối những điều tốt đẹp mà mẹ của mình đã làm khi còn sống.
Sáng 1/11, tại trung tâm Điều phối tạng Quốc gia, bác sĩ Tùng (con trai cố bác sĩ Vũ Thị Thoa - Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện 19-8 Bộ Công an - người đã hiến tặng giác mạc trước khi qua đời) đã cầm trên tay tấm thẻ đăng kí hiến tạng của cơ thể cho y học. Chia sẻ về quyết định của mình, bác sĩ Tùng nói: “Mong muốn hiến tạng là dự định đã có từ rất lâu của tôi.
Bác sĩ Hoàng Thanh Tùng đăng ký hiến tạng |
Và hành động hiến tạng của người mẹ quá cố càng khiến quyết tâm của tôi mãnh liệt hơn”. Và ngay sau khi đã tốt nghiệp bác sĩ nội trú, chuyên khoa Mắt của bệnh viện Mắt Trung ương, bác sĩ Tùng đã quyết định đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của mình bằng một việc làm có ý nghĩa. Đó cũng là cách để bác sĩ Tùng tri ân với cuộc đời.
Bác sĩ Tùng tâm sự, lâu nay mọi người vẫn nghĩ “chết phải toàn thây”, nhưng quan niệm đó là chưa đầy đủ và đúng đắn. “Ai khi chết đi cũng sẽ chôn vùi dưới ba tấc đất hay thiêu thành tro bụi, vậy cớ sao lại để phí hoài bao nhiêu nguồn sống trong khi nhiều người bệnh đang mòn mỏi mong chờ được ghép tạng để tiếp nối sự sống.
Bởi vậy, việc hiến tạng khi chết não hoặc sau khi chết là cách trao gửi lại sự sống quý giá, tuyệt vời. Nếu không, do nguồn tạng khan hiếm, vô tình chúng ta sẽ tiếp tay cho những hành vi buôn bán nội tạng"- bác sĩ Tùng nói. Tuy nhiên, bác sĩ Tùng và gia đình không có ý định gặp lại những người đã nhận giác mạc từ mẹ. Bởi lẽ, bác sĩ Tùng tôn trọng tính thượng tôn của pháp luật. Nhưng hơn cả, bác sĩ và gia đình muốn mọi việc diễn ra tự nhiên nhất.
Chia sẻ tại buổi đăng ký hiến tạng của bác sĩ trẻ Hoàng Thanh Tùng, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Phúc - Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia cho biết bất kỳ ai cũng có thể đăng ký hiến tạng sau khi chết và chết não. Trong đó, hiến giác mạc chỉ thực hiện sau khi mất. Một người mất do tuổi cao hay bất kể lý do gì kể cả bệnh nan y như ung thư, người có thị lực kém hay đã từng phẫu thuật về mắt mà giác mạc vẫn còn tốt vẫn có thể hiến tặng giác mạc đem lại ánh sáng cho bệnh nhân mù.
Giác mạc hiến tặng được lấy trong khoảng từ 6-8 tiếng sau khi người hiến qua đời. Việc thu nhận giác mạc được tiến hành nhanh chóng (khoảng 25-30 phút). Kỹ thuật viên chỉ tách lấy lớp giác mạc mỏng phía trước lòng đen nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến khuôn mặt người hiến.
Nguyễn Minh – Thanh Loan
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05