Nguy cơ đâu lại vào đấy
Tổng kiểm tra xe quá tải, xe vi phạm kiểm định | |
Hà Nội kiên quyết xử lý xe chở vượt tải trọng đi trên đê |
Nhiều địa phương đang buông
Để dẹp xe quá tải, cuối 2013, đầu 2014, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đầu tư cho 63 tỉnh, thành phố mỗi địa phương 1 bộ cân tải trọng di động để bắt đầu “cuộc chiến xe quá tải”. Tháng 6/2016, Bộ GTVT và Bộ Công an đã tổng kết Kế hoạch 1243 phối hợp giữa hai Bộ trong việc kiểm soát tải trọng xe cho thấy, sau gần 3 năm ráo riết vào cuộc của các bộ, ngành và địa phương xe quá tải đã giảm đến 80%-90%.
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay trên nhiều tuyến đường, xe quá tải đã hoạt động khá mạnh mẽ trở lại. Ngay trên địa bàn Hà Nội, đường Hồ Chí Minh đoạn Xuân Mai- Hòa Lạc, QL6 đoạn Hòa Lạc- Hòa Bình, xe quá tải trọng, xe cơi nới thành thùng như Hổ vồ (Howo) chở nguyên vật liệu hoạt động bất kể ngày đêm. Cùng đó, ngay trên địa bàn nội đô cũng thường xuyên xuất hiện xe chở quá tải trọng.
Ảnh minh họa. |
Tại một số địa phương, tình trạng xe quá tải hoạt động còn mạnh mẽ hơn như Hưng Yên, Bắc Giang, dọc trên QL1. Đáng nói, hầu hết các tỉnh, thành phố đã giải tán trạm kiểm soát tải trọng lưu động, và đưa bộ cân lưu động vào… đắp chiếu. Cũng bởi vậy, xe quá tải đã và đang hoành hành trở lại, khiến “cuộc chiến chống xe quá tải” gần 3 năm qua có nguy cơ công cốc.Theo Phó Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ - Bộ GTVT) - Đặng Văn Chung chia sẻ: “Tôi là một trong những người tham gia “cuộc chiến xe quá tải” từ ngày đầu tiên. Sau gần 3 năm đã có kết quả khá khả quan, giờ thấy tình trạng này mà không khỏi đau lòng”. Cũng theo ông Chung là đang có tình trạng một số địa phương, bộ ngành buông xe quá tải, tái diễn tình trạng xe quá tải trọng chạy đường dài và không bị xử phạt, đặc biệt trên QL1.
Theo đại diện Vụ ATGT thì các trạm cân kiểm soát tải trọng lưu động dọc QL1 đã rút gần hết, chỉ còn lại một số ít địa phương vẫn duy trì như Nghệ An, Vĩnh Long… Nguyên nhân chính dẫn đến việc buông chống xe quá tải, do tháng 6/2016 Bộ GTVT và Bộ Công an đã tổng kết Kế hoạch 12593 (kế hoạch phối hợp giữa lực lượng Công an và Thanh tra GTVT tại các trạm Kiểm soát tải trọng tháng 11/2013), sau đó ra thông báo kết luận kết thúc Kế hoạch và tạm dừng phối hợp. Do vậy, một số địa phương không hiểu hoặc hiểu sai như thế nào đó, cho rằng dừng toàn bộ sự phối hợp giữa Công an và ngành Giao thông trong việc chống xe quá tải. Theo đó, lực lượng CSGT rút khỏi trạm Kiểm soát tải trọng xe, chỉ còn lực lượng thanh tra. Lực lượng thanh tra GTVT cũng rút về các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ nên QL1 đang gần như trống trạm cân xe lưu động.
Vẫn chờ văn bản mới
Trả lời câu hỏi về việc, trong số các địa phương buông chống xe quá tải vì một số lý do khách quan thì có địa phương nào không muốn làm, đại diện Vụ ATGT cho rằng cần phải nhìn nhận thẳng thắn với nhau rằng, có địa phương không muốn làm, không muốn chống xe quá tải vì mục tiêu phát triển kinh tế. Chúng tôi ở đây cũng nhận được phản ánh về việc này. Thậm chí, lãnh đạo một số địa phương còn có suy nghĩ rằng, xe to như vậy không cho chở đầy thì lãng phí.
Cũng bởi vậy nên mới có tình trạng “cố tình không hiểu”, khi Kế hoạch 12593 kết thúc thì cũng xem như kết thúc toàn bộ “cuộc chiến chống xe quá tải”. Trong khi đó, kế hoạch phối hợp xử lý xe quá tải còn nhiều, và đặc biệt, trách nhiệm chống xe quá tải không phải chỉ của ngành GTVT. Được biết, trước thực trạng xe quá tải hoành hành trở lại và phát triển như “nấm sau mưa”, cuối năm 2016, Tổng cục Đường bộ đã đề xuất Bộ GTVT tham mưu Chính phủ ban hành Chỉ thị 32 ngày 25/11/2016 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông, trong đó Thủ tướng giao cụ thể trách nhiệm kiểm soát tải trọng xe là chính quyền địa phương. Lãnh đạo chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm về tình trạng xe quá tải trên địa bàn mình quản lý.
Theo ông Đặng Văn Chung, nếu địa phương nào cũng làm chặt, quan tâm đến chống xe quá tải thì có trạm cân lưu động hay không có vẫn dẹp được xe quá tải, yếu tố cốt lõi vẫn nằm ở con người. Mặc dù Chính phủ đã có Chỉ thị 32 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông nhưng dường như chưa đi vào thực tế tại các địa phương. Xe quá tải, xe cơi nới thùng vẫn đang quay trở lại với mức độ nhanh như “nấm mọc sau mưa” và tàn phá hạ tầng đường bộ, gấy mất ATGT. Do vậy, nếu các địa phương tiếp tục buông thì “cuộc chiến chống xe quá tải” sau gần 3 năm triển khai sẽ thành công cốc với bao công sức tiền bạc cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Minh Hạnh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42