Người lao động sẽ được hỗ trợ tài chính ra sao?
Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 | |
Ấm lòng người lao động nghèo trong mùa dịch | |
Tích cực tham gia chống dịch và hỗ trợ người lao động |
Nhiều lao động ngành dệt may gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid- 19. Ảnh minh họa |
Thừa uỷ quyền Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, vừa gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Báo cáo các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Đáng chú ý là Chính phủ tính toán, gói hỗ trợ trị giá 62.000 tỉ đồng (tăng 420 tỉ so với dự kiến ban đầu), hỗ trợ dành cho khoảng 20 triệu người của 6 nhóm đối tượng.
Báo cáo nêu rõ, dịch bệnh Covid-19 đã, đang tác động, ảnh hưởng toàn diện đến nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nước ta; trong đó nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô, một bộ phận người lao động phải ngừng việc, dừng hợp đồng lao động không hưởng lương hoặc thất nghiệp. Theo ước tính, 19% doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, thu hẹp quy mô; 98% lao động khu vực du lịch, dịch vụ nghỉ việc; 78% lao động ngành vận tải, giày da, dệt may bị giảm việc, giãn việc hoặc ngừng việc; 98% lao động hàng không tạm nghỉ việc.
Báo cáo nhận định hàng triệu người lao động đã, đang bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là lao động giản đơn, thu nhập thấp, không thường xuyên. Đồng thời, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng lớn tới các đối tượng yếu thế khác như đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo…Do vậy, cần kịp thời ban hành chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, người dân gặp khó khăn, bị giảm sâu thu nhập do dịch Covid-19. Ngoài đối tượng là người có công, hộ nghèo và hộ cận nghèo, báo cáo đề xuất chính sách hỗ trợ cho 2 nhóm đối tượng khác là người sử dụng lao động và người lao động
Cụ thể: Người sử dụng lao động trả lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 Điều 98 của Bộ Luật Lao động, trường hợp khó khăn về tài chính được vay không có tài sản bảo đảm tối đa 50% của tiền lương tối thiểu vùng với lãi suất 0% tại Ngân hàng Chính sách xã hội, thực hiện cho vay hàng tháng theo tình hình thực tế.
Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thoả thuận nghỉ không lương với người sử dụng lao động từ 14 ngày làm việc trở lên thì được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng. Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng.
Các chính sách hỗ trợ nêu trên được thực hiện tối đa 3 tháng. Về nguồn vốn của gói này, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ trực tiếp 36.000 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương khoảng 22 - 23.0000 tỉ đồng lấy từ nguồn tăng thu, kinh phí còn lại năm 2019 là 19 - 20.000 tỉ đồng. Số còn lại từ nguồn dự phòng 2020, tiết kiệm chi thường xuyên... Ngân sách địa phương 13 - 14.000 tỉ đồng từ nguồn tăng thu, kinh phí còn lại năm 2019, quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách 2020 và nguồn cải cách tiền lương còn dư…
Ngoài ra, gói hỗ trợ này còn sử dụng khoản hỗ trợ gián tiếp thông qua việc cho phép doanh nghiệp, ngươi lao động dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại người lao động (khoảng 3.000 tỉ đồng); cho vay chi trả tiền lương ngừng việc cho người lao động qua Ngân hàng Chính sách xã hội (khoảng 16.000 tỉ đồng).
Đặc biệt, về tổ chức thực hiện, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành hỗ trợ đúng đối tượng, đúng mục đích, hiệu quả, kịp thời; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách; tăng cường kiểm tra, giám sát và có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm. Theo Chính phủ, "dự báo trong tháng 4, tháng 5 dịch bệnh còn phức tạp, ước khoảng 2 triệu lao động ngừng việc, mất việc làm; trường hợp dịch bệnh bùng phát mạnh sẽ có khoảng 3,5 triệu lao động ngừng việc, mất việc làm".
Từ góc độ cơ quan quản lý lao động, Bộ trưởng Lao động- Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho hay, để sử dụng gói hỗ trợ hiệu quả, đúng đối tượng, hạn chế tối đa khả năng tiêu cực có thể xảy ra, bên cạnh việc nỗ lực, phát huy trách nhiệm tối đa của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là chính quyền địa phương các cấp trong công tác rà soát đối tượng, các cơ quan chức năng sẽ theo dõi, giám sát quá trình thực hiện hỗ trợ.
"Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ giao các cơ quan của Bộ thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện, kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh, đảm bảo quyền lợi cho người dân, người lao động", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33