Người dân không nên tích lũy nhiều thực phẩm trong những ngày Tết
Khách mua sắm tại Siêu thị Big C Long Biên (Hà Nội). (Ảnh: Trần Việt/TTXVN) |
Theo tiến sỹ Phong, dịp Tết Nguyên đán 2018, dự báo các loại thực phẩm có sức tiêu thụ tăng gấp 10 lần ngày bình thường. Tuy nhiên, đây là thời điểm các tỉnh miền Bắc hay có mưa phùn, thời tiết ẩm ướt, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên nhiều thực phẩm rất dễ mốc, gây ngộ độc cho người sử dụng.
Ở miền Nam, thời tiết nóng, nhiệt độ cao cũng khiến các sản phẩm có nhiều đạm như thịt, cá, cua, tôm... rất dễ ôi thiu.
Đặc biệt, người dân không nên coi chiếc tủ lạnh là một "bảo bối" tích trữ thực phẩm vì tủ lạnh chỉ bảo quản thực phẩm được trong một thời gian nhất định. Tùy từng loại thực phẩm mà thời gian bảo quản khác nhau. Ngăn tủ lạnh chứa quá nhiều thực phẩm sẽ chặn luồng khí lạnh lưu thông khiến nhiệt độ bảo quản không được như mong muốn, dễ gây hư hỏng thực phẩm, nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Theo các chuyên gia, các loại thịt tươi để trong tủ lạnh tốt nhất nên dùng trong 3-5 ngày, cá 3 ngày. Với thức ăn chín, chỉ nên lưu cho bữa sau. Để lâu, thực phẩm chín sẽ sinh ra độc tố, ngay cả khi đun nấu, chỉ diệt được vi khuẩn còn độc tố do vi khuẩn sinh ra vẫn còn nguyên.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo không ăn bánh chưng đã bị mốc trắng, lên men mùi chua bởi tất cả thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố aflatoxin.
Do đặc thù thời tiết dịp Tết nên các loại hạt như hướng dương, lạc, đậu, bánh chưng... rất dễ bị nấm mốc, sinh ra độc tố aflatoxin rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Tuy nhiên, người Việt hay có thói quen rửa nấm mốc rồi lại sử dụng, như bánh chưng mốc, nhiều gia đình vẫn cắt phần đầu bánh bị mốc rồi rán ăn bình thường.
"Việc cắt nấm mốc chỉ đảm bảo nhãn quan bên ngoài, cái quan trọng là độc tố có trong nấm ngấm sâu trong thực phẩm mới nguy hiểm, gây hại cho cơ thể. Vì vậy người dân không nên tận dụng các sản phẩm đã bị nấm mốc," ông Nguyễn Thanh Phong cảnh báo.
Thời gian qua, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận hàng loạt ca ngộ độc rượu pha cồn công nghiệp methanol.
Những trường hợp này nguy cơ tử vong rất lớn, điều trị tốn kém, có thể lên tới hàng trăm triệu đồng, trường hợp cứu sống có thể gặp các di chứng như mù, giảm thị lực, mất trí nhớ...
Do đó, người dân không lạm dụng rượu bia, nhất là khi điều khiển phương tiện giao thông. Nếu uống, nên hạn chế và sử dụng rượu bia có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh ngộ độc./.
Theo Thuỷ Bình/Vietnam+
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46