​Nghiện ăn buffet thịt nướng, coi chừng bị ung thư

Buffet thịt nướng đang dần trở nên thịnh hành ở Sài thành nói riêng và tại Việt Nam nói chung. Nhưng ăn nhiều thịt nướng lại có nguy cơ bị bệnh ung thư.
Những thực phẩm gây nặng bụng
Nhận diện thực phẩm gây tắc ruột ở trẻ
Những thực phẩm chế biến sẵn độc hại hàng đầu
Ăn nhiều món nướng không đúng cách có thể gây ung thư - Ảnh: Minh Huyền
Ăn nhiều món nướng không đúng cách có thể gây ung thư - Ảnh: Minh Huyền

Ráng ăn cho hòa vốn?

Nhu cầu thưởng thức ẩm thực ngày càng tăng cao, trong đó đồ nướng là sự lựa chọn ưu tiên cho những buổi tiệc gia đình, bạn bè hoặc tiệc công ty.

Chính vì thế, hệ thống các nhà hàng, quán ăn lẩu nướng tự chọn mọc lên ngày càng nhiều, cho ra nhiều hương vị hấp dẫn mà giá cả lại cạnh tranh. Chưa kể lượng người ăn món nướng đông đến mức trước khi đến phải điện thoại đặt bàn, ngày nghỉ, lễ tết thì luôn trong tình trạng hết chỗ.

Nhưng nói đến ăn buffet, nhiều người không tránh khỏi suy nghĩ phải ráng ăn ít nhất là cho “hòa vốn”, thậm chí là nhịn một bữa rồi tới nhà hàng ních một bụng thật căng.

Chị Hường Thủy (ngụ quận 3) chọn ăn ở một nhà hàng nướng tự chọn trên đường Phạm Viết Chánh, quận 1, cho biết: “Cuối tuần cả nhà đi ăn bên ngoài. Có trẻ em, thanh thiếu niên, trung niên thì món nướng là lựa chọn thích hợp. Đặc biệt là trẻ em rất thích vì nóng sốt, ăn ngay, được tự tay nướng với mùi thơm ngào ngạt. Không đứa trẻ nào cưỡng lại được”.

Một thực khách ăn lẩu nướng trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3: “Món nướng hấp dẫn vị giác người trẻ hơn nhiều so với món luộc. Phong cách tại các nhà hàng cũng hiện đại và thuận tiện nữa. Nếu nói đi ăn món nướng mà không có mùi than, không cháy cạnh một tí thì không khác mấy món luộc. Thậm chí với nhiều người thì phải hơi có mỡ và cháy cháy một chút mới ăn”.

Tâm lý ăn tự chọn ít nhất phải hòa vốn làm không ít thực khách “để dành bụng cả ngày” để có thể ăn một bữa ra trò khiến nhiều người cùng lúc nạp vào cơ thể quá nhiều thịt, cá, tôm nướng. Hơn nữa, do đang ngồi thoải mái ở bàn nhậu nên nhiều thực khách ăn tới mất kiểm soát.

Nguy cơ bị ung thư

Theo bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, trưởng đơn vị tiêu hóa can thiệp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, khi nướng thức ăn trực tiếp trên than, nhiệt độ lên đến 300 - 500 độ C sẽ phân hủy chất đạm hiện diện rất nhiều trong thịt cá, sinh ra các hợp chất gọi là amin dị vòng. Các chất này sẽ tấn công tế bào trong cơ thể làm hỏng cấu trúc ADN. Hiểu đơn giản là đột biến gen và có nguy cơ gây ung thư nhất là các ung thư hệ tiêu hóa (ruột già, dạ dày, tụy, gan…).

Hơn nữa, khi nướng thức ăn ở nhiệt độ cao và khi nướng lúc nào cũng có mỡ. Mỡ chảy ra rơi xuống than hồng sẽ sinh ra các hợp chất hydro-cacbon thơm đa vòng. Mùi hương bốc lên có thể lôi cuốn thị giác thực khách. Nhưng hơi của chất này có thể ám ngược vào đồ ăn gây nên nguy cơ bị ung thư cao.

Ví dụ, thức ăn nướng ở những chỗ bị cháy thì nhiều người thích ăn, thậm chí là cháy đen kít lại. Nhưng thực chất phần cháy đen bám mảng trên đồ ăn hoặc dụng cụ nướng đó lại là nơi có nhiều các hợp chất amin dị vòng và nhiều hydro-cacbon thơm đa vòng.

Ngoài ra, ăn buffet thịt nướng thì chủ yếu là ăn thịt (đạm). Việc nạp vào cơ thể một lúc nhiều chất đạm từ thịt cá là nguyên nhân gây nên đầy hơi, khó tiêu, loãng xương, sỏi thận và nhất là bệnh gout. Thận và gan sẽ phải tăng cường hoạt động để lọc chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Bản thân trong thịt cá cũng đã có mỡ, khi nướng vẫn phải phết thêm mỡ hoặc dầu ăn thì lại đưa vào cơ thể nhiều chất béo bão hòa. Điều này dẫn đến bệnh béo phì, tim mạch và cao huyết áp.

Tuy nhiên, nói ăn nhiều đồ nướng có nguy cơ bị ung thư nhưng không có nghĩa cứ ăn vào là ung thư.

Sử dụng giấy bạc để gói thức ăn hạn chế nguy cơ ung thư - Ảnh: Minh Huyền
Sử dụng giấy bạc để gói thức ăn hạn chế nguy cơ ung thư - Ảnh: Minh Huyền

Không quá 2 bữa buffet thịt nướng/tuần

Theo bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, không phải là hoàn toàn nói không với món nướng mà quan trọng là kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào cơ thể.

Để vẫn có thể thưởng thức được món nướng mà vẫn đảm bảo sức khỏe, thực khách nên lưu ý:

- Người lớn tối đa trong một tuần chỉ nên ăn không quá 2 bữa đồ nướng.

- Khi ăn món nướng nên chú ý ăn kèm nhiều rau, củ, quả để bổ sung chất xơ, hạn chế tác động xấu của món nướng đối với sức khỏe.

- Chú ý dùng các loại trái có vitamin C như cà chua, cam, bưởi để chống oxy hóa và trung hòa các tác dụng của các hợp chất có hại sinh ra trong quá trình nướng thức ăn. Đặc biệt cà chua là nguồn cung cấp chất lycopene cho cơ thể chống lại quá trình oxy hóa và giảm nguy cơ bị ung thư.

- Nên tách bỏ lớp da, lớp mỡ tối đa có thể. Ngoài ra, thịt cá chỉ nên nướng chín tới. Nếu quá lửa thì cắt bỏ phần bị cháy đen.

- Thức ăn khi nướng nên bọc trong giấy bạc để hạn chế tiếp xúc với dụng cụ nướng và tránh bị cháy đen.

- Trước khi nướng có thể ướp thịt với một ít rượu vang, nước cam, nước thơm để giúp làm giảm hợp chất amin dị vòng.

Nhiều quán lẩu nướng tự chọn lề đường giá bình dân không đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm - Ảnh: Minh Huyền
Nhiều quán lẩu nướng tự chọn lề đường giá bình dân không đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm - Ảnh: Minh Huyền
tuoitre.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Sinh ra nơi mảnh đất Sơn Tây (Hà Nội), họa sĩ Lê Thu Huyền lớn lên cùng kỷ luật thép của con nhà lính. Gai góc, mạnh mẽ trong cá tính, thế nên chị cũng chọn cho mình con đường nghệ thuật đầy thăng trầm và cảm xúc. Chị dành cả tuổi trẻ để dấn thân vào hội họa, không chỉ để sáng tác mà còn để góp phần chữa lành, kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến với mọi tầng lớp - từ trẻ nhỏ miền núi xa xôi đến những nhà sưu tầm quốc tế yêu nét tinh tế của mỹ thuật Việt Nam.
Chú trọng các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động quận Bắc Từ Liêm

Chú trọng các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động quận Bắc Từ Liêm

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, thời gian qua, các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiếp tục được các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm quan tâm và triển khai có hiệu quả.
3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội.
Dấu ấn Công đoàn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục

Dấu ấn Công đoàn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Mầm non Mỹ Đình 1 là một trong những đơn vị tiêu biểu của quận Nam Từ Liêm trong việc triển khai hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" gắn với nâng cao chất lượng dạy và học. Với mô hình "Giờ học hạnh phúc - Lớp học yêu thương", nhà trường đã tạo dựng môi trường giáo dục lý tưởng, nơi mỗi trẻ đều được phát triển toàn diện và hạnh phúc.
Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây thông tin, thời gian qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng đã huy động mọi nguồn lực của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong trường học góp phần hình thành những suy nghĩ, tình cảm và niềm tin tốt đẹp trong tâm thức của học sinh.

Tin khác

Một người lớn tử vong do sởi

Một người lớn tử vong do sởi

Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm 2025. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.
Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Vừa qua, tại Bộ Y tế, Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã chủ trì cuộc họp trực tuyến xây dựng hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở y tế tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp, tổ chức lại theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), Hà Nội đã và đang tăng cường thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Đồng thời, Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Ngày 3/4, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban công tác chuyên môn y tế cơ sở và y tế dự phòng quý I, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025. Tiến sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tham dự và chủ trì hội nghị.
Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Hiện nay, tình hình bệnh sởi vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc trên địa bàn Hà Nội có xu hướng tăng cao. Đáng lo ngại, đa phần trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố đều chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, dù đã đến độ tuổi tiêm chủng. Phóng viên (PV) Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi trực tiếp với bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Khoa Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Hà Nội, để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này.
Xem thêm
Phiên bản di động