Nghẹn lòng trước tình mẫu tử

Dù biết mình bị ung thư phổi giai đoạn cuối, nhưng người mẹ vẫn quyết tâm “chiến đấu” với tử thần để mong giữ lại giọt máu của mình.
tin nhap 20160715091634 Làm thế nào để nhận biết trẻ bị khiếm thính?
tin nhap 20160715091634 Yêu cầu bỏ quy định gây khó trong vận chuyển người bệnh
tin nhap 20160715091634 Cứu sản phụ nguy kịch: 3 bác sĩ tình nguyện hiến máu
tin nhap 20160715091634 Hơn 6 tỷ đồng hỗ trợ đào tạo gây mê hồi sức tại Việt Nam
tin nhap 20160715091634 Cứu sống bệnh nhân sốc mất máu sau khi tự phá thai bằng thuốc

Thà chết, quyết không bỏ con

Câu chuyện đầy xúc động và thấm đẫm nước mắt của bệnh nhân Đậu Thị Huyền Trâm, 25 tuổi (ở phường Thành Quý, TP.Hà Tĩnh) đã được các bác sĩ Bệnh viện K Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Trung ương kể cho tôi nghe với sự cảm phục và trân trọng. Chị Trâm là trường hợp hiếm gặp bởi khi cơ thể đang bị bệnh nặng, việc giữ mạng sống cho mình đã khó, chưa nói tới việc phải nuôi dưỡng thêm thai nhi. Nhưng bằng nghị lực phi thường, bằng tình mẫu tử thiêng liêng, chị Trâm đã làm được điều kỳ diệu.

Tại phòng hồi sức Bệnh viện K, nom chị Trâm đã khỏe hơn và ngồi dậy được. Những ngày này, chị có sự chăm sóc tận tình của chồng, mẹ đẻ và chị dâu. Chia sẻ với phóng viên về chuyện con gái mình, bà Lê Thị Lan cho biết, trước đó sức khoẻ của Trâm bình thường, khi mang thai được 11 tuần, sờ thấy hạch ở cổ, nên Trâm đi khám ở phòng khám tư, nhưng không phát hiện được bệnh. Đến tuần thứ 14-15, Trâm đi khám lần nữa, nhưng các bác sĩ mới chỉ chẩn đoán nghi ngờ u tuyến giáp.

tin nhap 20160715091634
Chị Trâm đã tỉnh táo hơn và có thể ngồi dậy được.

Sau đó, khi các dấu hiệu nặng dần lên ở tuần thai thứ 19, Trâm đã đi khám tại Bệnh viện K và được chẩn đoán xác định là ung thư phổi giai đoạn 4 di căn sang gan. Lúc này, Trâm có những biểu hiện ho ra máu mức độ nhẹ, khó thở khi gắng sức. Để việc điều trị đạt hiệu quả, các bác sĩ tư vấn gia đình cân nhắc việc đình chỉ thai. Tuy nhiên, Trâm quyết thà chết, chứ nhất định không bỏ con. “Gia đình cũng khuyên Trâm nên suy nghĩ về đề nghị của bác sĩ, nhưng em ấy quyết không thay đổi ý định. Cuối cùng, gia đình cũng ủng hộ Trâm” - chị Dâu của Trâm cho biết thêm.

Ca phẫu thuật hy hữu

Theo PGS.TS. Trần Văn Thuấn - Phó GĐ Bệnh viện K Trung ương, trên thực tế, bệnh viện đã gặp nhiều trường hợp mắc ung thư trên phụ nữ có thai như ung thư vú, ung thư hạch. Tuy nhiên, đây là ca ung thư phổi trên phụ nữ có thai đầu tiên mà bệnh viện phát hiện được. Khi quyết định giúp chị Trâm giữ lại con, chúng tôi cũng rất lo, vì đây là trường hợp hết sức khó khăn, bởi lẽ diễn tiến của bệnh ung thư rất nhanh, hạch cổ của người bệnh phát triển ngày một to, kết hợp với di căn gan, di căn phổi, gây ra hiện tượng tràn dịch màng phổi và hiện tượng khó thở. Nếu để lại, có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con. “Các bác sĩ cả chuyên ngành ung thư và phụ sản đã cùng bàn thảo để có giải pháp tốt nhất cho người bệnh và thai nhi trên cơ sở mong muốn của bệnh nhân và người nhà” - bác sĩ Thuấn chia sẻ.

Theo bác sĩ Thuấn, khi đã cân nhắc việc giúp chị Trâm hoàn thành ước nguyện, chúng tôi đã cân nhắc về việc quyết định lựa chọn phương pháp điều trị. Trên cơ sở các yếu tố liên quan tới bệnh nhân, chúng tôi tiếp tục tư vấn chọ chị Trâm các phương pháp dinh dưỡng hợp lý, để vừa đủ sức khoẻ cho mẹ, vừa đủ dinh dưỡng cho con. Còn theo Ths. Lê Thị Yến - khoa Nội và ThS. Trần Đức Thọ - Phó trưởng khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện K Trung ương), những người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Trâm - cho biết: Đến tuần thai thứ 27, Trâm mới chấp nhận điều trị khi cơ thể đã có nhiều biểu hiện trầm trọng hơn. Bệnh nhân chỉ chấp nhận làm những xét nghiệm cơ bản để không ảnh hưởng tới thai nhi. Việc điều trị cho bệnh nhân khi đó cũng chỉ điều trị triệu chứng viêm nhiễm bằng kháng sinh, hỗ trợ thở oxy, cho uống thuốc cầm máu, chọc dịch hằng ngày để giúp bệnh nhân dễ thở, hỗ trợ dinh dưỡng bằng tiêm truyền và ăn nhẹ.

“Ca mổ cho chị Trâm diễn ra lúc 20 giờ ngày 10.7 tại Bệnh viện K Trung ương với sự tham gia của khoảng 20 y, bác sĩ của khoa Hồi sức Bệnh viện K và khoa Sản bệnh lý và khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Bệnh nhân không được nằm mà phải ngồi, chỉ gây tê tuỷ sống, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong suốt cuộc mổ” - bác sĩ Thọ cho biết.

Sau hơn nửa giờ căng thẳng, ca mổ đã thành công tốt đẹp. Chị Trâm đã hạ sinh một bé trai nặng 1,2kg và bé được chuyển sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương để được hỗ trợ nuôi dưỡng trong lồng ấp. Vỡ òa cùng niềm vui của gia đình, BS. Nguyễn Ngọc Lợi - Giám đốc Trung tâm Chăm sóc và Điều trị sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) - cho biết, ngay khi được trẻ được chuyển đến, các bác sĩ đã đặt nôi khí quản cho thở máy, bởi trẻ suy hô hấp rất nặng, lại non tháng. Hiện sức khỏe của trẻ đã được cải thiện hơn so với lúc sinh, thở máy cấp độ thấp hơn, được điều trị chống suy hô hấp, các biện pháp dự phòng nhiễm khuẩn. Trẻ sẽ tiếp tục được chăm sóc đặc biệt cho đến khi cứng cáp, có thể tự thở được. Còn người mẹ vẫn tiếp tục được điều trị hồi sức tại Bệnh viện K, chờ khi sức khoẻ ổn định, sẽ cân nhắc việc điều trị bệnh ung thư phổi một cách toàn diện, triệt để.

Dù biết mình có thể sẽ ra đi bất kỳ lúc nào, nhưng không vì thế mà chị Trâm run sợ, không đầu hàng số phận. Dù ngày đêm phải chống chọi với nỗi đau bởi bệnh tật, nhưng chị Trâm vẫn kiên cường chiến đấu, giành giật sự sống cho cả 2 mẹ con. Chuyện của chị Trâm không chỉ là một biểu tượng đẹp của tình mẫu tử, của sự hy sinh cao cả, mà ắp đầy tính nhân văn.

Ngọc Thủy

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Chín vòng đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh 2024/25 hứa hẹn mang đến màn “hỗn chiến” khốc liệt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Không chỉ vì tính cạnh tranh đỉnh cao, mà còn bởi cục diện bảng xếp hạng đang diễn ra với một thế trận vô tiền khoáng hậu: gần như một nửa số đội tại giải còn nguyên cơ hội giành suất dự Champions League mùa tới.
Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Để sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID, VNeID thực hiện đăng ký khám chữa bệnh BHYT, người dùng có thể thực hiện các bước sau để cập nhật số Căn cước công dân (CCCD) hay mã số định danh cá nhân vào ứng dụng VssID.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Từ các phong trào thi đua được các cấp Công đoàn quận Đống Đa tổ chức triển khai, trong năm 2024 đã có 312 tập thể, 5.116 lượt cá nhân được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” các cấp. Trong đó có 1.146 lượt cá nhân được khen thưởng cấp cơ sở; 15 tập thể, 165 cá nhân tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận khen thưởng tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 cấp quận.
Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Đợt rét nàng Bân đang suy yếu dần ở miền Bắc. Dự báo trong vài ngày tới nhiệt độ sẽ tăng lên khá nhiều và nồm ẩm cũng sẽ quay trở lại.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Trong bối cảnh giá nhà vẫn ở mức cao, thu nhập người lao động khó tăng nhanh và chi phí sinh hoạt ngày một lớn, việc sở hữu một căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn là giấc mơ xa vời với nhiều người dân đô thị. Mặc dù đã có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, thế nhưng mức lãi suất hiện tại vẫn khiến không ít người "chùn bước".

Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. CDC Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sởi tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ và bài bản.
Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước tình hình này, ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 1.275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn, trong đó có 1 trường hợp tử vong do không tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện Hà Nội vẫn đang quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và người chưa có miễn dịch nguy cơ mắc sởi cao và gặp các biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, tổn thương gan… Hiện, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin là biện pháp để phòng bệnh hiệu quả.
Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động