Ngành giáo dục chọn vấn đề “nóng”giải quyết
Những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học 2017-2018 | |
Ngành Giáo dục phải đánh giá thật sát nhu cầu giáo viên |
Tập trung giải quyết 3 nhóm nhiệm vụ
Ngày 21/8, Hội nghị Tổng kết năm học 2016 -2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 của ngành Giáo dục được tổ chức trực tuyến tại 64 điểm cầu trên cả nước. Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Phạm Mạnh Hùng , năm học 2016-2017, toàn ngành giáo dục triển khai 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản nhằm đổi mới và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Ngay trong năm đầu tiên thực hiện, những nhiệm vụ và giải pháp đặt ra đã có tác động sâu rộng đến nhận thức cũng như hành động của toàn ngành, tạo nên những bước chuyển biến tích cực.
Hội nghị trực tuyến Bộ GD- ĐT tổ chức ngày 21/8 tại điểm cầu Hà Nội. ảnh: KT |
Tuy nhiên, quá trình triển khai còn bộc lộc một số hạn chế. Cụ thể, quy hoạch mạng lưới trường lớp chậm được triển khai, còn nhiều bất cập; tình trạng thiếu trường, lớp ở các khu công nghiệp, khu chế xuất còn phổ biến; tình trạng thừa, thiếu giáo viên (GV) cục bộ vẫn chưa được giải quyết (thừa GV THCS; thiếu GV mầm non, tiểu học, đặc biệt là GV tin học, ngoại ngữ, nhạc, họa...; việc chuyển GV phổ thông dôi dư dạy mầm non chưa qua đào tạo ở một số địa phương đã gây bức xúc trong ngành và xã hội; công tác tuyển dụng viên chức ngành giáo dục ở một số địa phương chưa bảo đảm đúng quy định; tình trạng ký hợp đồng và chấm dứt hợp đồng lao động, tuyển dụng, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đánh giá GV chưa đúng quy định... gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội..); năng lực ngoại ngữ của một bộ phận giáo viên còn yếu. Thực tế, nhiều giáo viên phổ thông vẫn chưa đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ.
Số học sinh được học theo chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm còn thấp phương pháp giảng dạy chậm đổi mới; năng lực quản trị của một bộ phận cán bộ quản lý trường học chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới; chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước; tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa tìm được việc làm còn nhiều...
Năm học 2017- 2018, ngành Giáo dục tiếp tục triển khai 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản, song dự kiến lựa chọn 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để tập trung tổ chức thực hiện. Trong đó, tập trung quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục, trọng tâm là các cơ sở đào tạo giáo viên. Theo đó, các địa phương tiếp tục rà soát, quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp học gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; Nhiệm vụ ưu tiên tiếp theo là chuẩn bị các điều kiện để triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trong đó, tập trung vào công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới. Bên cạnh đó, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị trường học đồng bộ với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Còn nhiệm vụ thứ 3 cần tập trung trong năm học mới này là đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo. Theo đó, đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục và các chương trình đào tạo; đề ra các giải pháp quyết liệt để Hội đồng trường đi vào hoạt động hiệu quả và thực chất hơn.
Kiến nghị lùi thời hạn triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước hiện có 1.1 triệu giáo viên từ mầm non đến phổ thông. Tính đến tháng 1/2017, cả nước thừa 26.750 giáo viên công lập các cấp (nhiều nhất là cấp THCS dư tới 21.005 người) nhưng lại thiếu lên đến hơn 45.000 giáo viên, trong đó cấp mầm non thiếu trầm trọng nhất, hơn 32.000 giáo viên. Một số tỉnh còn thiếu giáo viên mầm non như Sơn La, Bắc Giang, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, TP HCM. Ở cấp tiểu học, các tỉnh thiếu giáo viên đáng kể là TP Hà Nội với 2.690 GV, Sơn La thiếu 1.130GV, Gia Lai thiếu 1.190. |
Tại hội nghị này, đại diện sở GD- ĐT nhiều địa phương cho biết, dù đã sẵn sàng chuẩn bị tâm và thế cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, ông Cao Xuân Hùng – Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định cho rằng, nên lùi thời gian triển khai chương trình để địa phương có thời gian chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ, tâm lý ... nhằm triển khai tốt nhất chương trình mới. Cùng chung quan điểm, đại diện Sở GD - ĐT Nghệ An,Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long cũng đề nghị Bộ GD&ĐT kiến nghị Chính phủ cho lùi thời gian triển khai chương trình mới 1 năm. Bởi theo các địa phương này, họ cần thời gian để củng cố đội ngũ giáo viên cũng như chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ để triển khai chương trình, nhất là với các vùng sâu vùng xa.
Đáng chú ý, đại diện sở GD- ĐT Kiên Giang cho rằng, việc triển khai chương trình mới không thể thực hiện cùng lúc, đồng loạt mà phải làm dần từng nội dung. “Chúng tôi cho rằng, chúng ta nên xem chương trình GDPT mới là khung (phần cứng), những nội dung cần hoàn thiện để thực hiện thành công là nội dung (phần mềm). Tôi cho rằng, từ năm 2018-2019, chúng ta nên tiến hành dần những nội dung như dạy thí điểm, đào tạo giáo viên, nhân rộng thí điểm. Bởi nhiều nội dung chúng ta phải làm nên e rằng làm một lúc không thể kham nổi và cũng không kịp”- bà Nguyễn Thị Minh Giang, Giám đốc Sở GD - ĐT tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh.
Phát biểu ý kiến tại hội nghị, ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng Quốc hội cũng cho rằng, quan điểm của Uỷ ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên nhi đồng là làm sao có chương trình học tốt nhất cho các em. Một lần làm là một lần khó! Chúng ta phải chuẩn bị chương trình, phương pháp, thầy cô trọn vẹn. Một điều rất thử thách nữa là chuẩn bị điều kiện cơ sở.
Có lẽ chúng ta phải xem xét rất kỹ điều này. Không thể tiếp tục triển khai để lại đổi mới và sửa. "Tôi luôn trăn trở suy nghĩ về những vùng sâu, vùng xa và các em dân tộc. Liệu ở đó có đủ điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng chương trình mới không và liệu học sinh miền núi sẽ học gì? Học sinh vùng cao có phải học đúng giống như miền xuôi không? Chúng ta không đặt các em thấp hơn học sinh đô thị, đồng bằng nhưng phải đặt chương trình phù hợp với các em”, ông Phan Thanh Bình nhấn mạnh.
Trước ý kiến của một số địa phương về việc xin lùi thời gian thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, Nghị quyết của Quốc hội đã ban hành từ lâu, các địa phương đều đã có thời gian chuẩn bị vì thế cần khẩn trương, tích cực hơn nữa. “Đổi mới là làm một lần để áp dụng cho nhiều năm vì vậy chất lượng là trên hết.
Trong quá trình chuẩn bị, nếu thấy chưa đảm bảo về chất lượng, Bộ GD - ĐT có thể đề nghị với Chính phủ, Quốc hội để xin lùi thời điểm thực hiện nhưng quan trọng nhất là phải đưa được tinh thần đổi mới vào ngay từ bây giờ. Khi tinh thần đổi mới thấm đến từng giáo viên, họ sẽ có ý thức để tự đổi mới. Một thầy giáo có biết bao thế hệ học trò, vì vậy, nếu thầy giáo tốt sẽ có những thế hệ học sinh tốt và ngược lại ” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
K.Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46