Ngành công tác xã hội: Nối nhịp sống, chở niềm tin cho người bệnh
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần còn nhiều bất cập | |
Làm tốt công tác xã hội | |
Cả nước có khoảng 300.000 người làm công tác xã hội |
Toàn cảnh diễn ra hội thảo. |
Đây là những thông tin được TS.BS Nguyễn Trung Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết tại Hội thảo CTXH trong bệnh viện, do Bệnh viện phối hợp với Cục bảo trợ xã hội - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức chiều 12/9, tại Hà Nội.
Theo TS Nguyễn Trung Anh, hiện nay, già hóa dân số đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu và Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Sự già hóa dân số kéo theo mô hình bệnh tật thay đổi, người già thương mắc nhiều bệnh cùng một lúc, khiến cho việc điều trị, quản lý, chăm sóc nặng nề hơn.
Chính vì vậy, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần phải được chung tay, góp sức không chỉ ở bệnh viện mà còn ở cả gia đình và cộng đồng. Trong đó, tại các bệnh viện ngành CTXH thực sự phát huy được tác dụng khi đóng vai trò là cầu nối, hỗ trợ cho người cao tuổi với xã hội về cả vật chất và tinh thần.
TS.BS Nguyễn Trung Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương. |
“Và chính sự hỗ trợ của nhân viên CTXH đã làm tăng thêm sự hài lòng của người bệnh và gia đình người bệnh khi đến điều trị tại bệnh viện”, TS Nguyễn Trung Anh cho biết thêm.
Cũng tại hội thảo, TS.BS Nguyễn Hồng Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế cho biết: Người cao tuổi là những đối tượng được ưu tiên phục vụ trong ngành Y tế. Tuy nhiên hiện nay, tại các bệnh viện tuyến Trung ương có 42 bệnh viện, 16 Viện nghiên cứu,… nhưng mới chỉ có 1 Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Tại Bệnh viện tuyến tỉnh, có 492 bệnh viện, các trung tâm kiểm soát bệnh tật… nhưng chỉ có 46/63 tỉnh có thành lập Khoa lão khoa trong các bệnh viện.
“Hiện nay, tại các bệnh viện đang thiếu nhân lực chăm sóc người cao tuổi. Bởi vậy điều dưỡng phải kiêm cả công việc của người chăm sóc. Và người nhà phải thuê người chăm sóc ngoài, vừa không yên tâm lại tốn kém. Bởi vậy, việc triển khai ngành CTXH trong chăm sóc người cao tuổi nói riêng và chăm sóc bệnh nhân nói chung tại các bệnh viện là vô cùng cần thiết”, TS Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh.
TS.BS Nguyễn Hồng Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo. |
Tuy nhiên, Phó Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ cũng thẳng thắn nhìn nhận, hiện nay để phát triển ngành CTXH còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc. Hiện nay, với nhiều quốc gia trên thế giới, CTXH đã phát triển và trở thành một nghề chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đối với Việt Nam nghề CTXH mới chỉ ở bước đầu hình thành, chưa phát triển đúng ý nghĩa và tầm vóc của nó trên tất cả các khía cạnh, từ nhận thức, thể chế, mạng lưới tổ chức hoạt động, hệ thống cơ sở dịch vụ về CTXH chưa phát triển.
Trong khi đó, nhận thức, sự quan tâm của một số Giám đốc bệnh viện về nghề CTXH còn chưa tương xứng. Đặc biệt, tại các bệnh viện còn thiếu nhân lực được đào tạo bài bản về CTXH; thiếu tài liệu hướng dẫn chuyên môn về dịch vụ này.
Bởi vậy, theo TS Vũ Hồng Sơn, Bộ Y tế đã và đang triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển nghề CTXH. Mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao nhận thức và cam kết thực hiện của các cấp lãnh đạo (70 – 80%), các cơ sở y tế (50 – 70%) trong toàn ngành y tế về vị trí, vai trò và việc hình thành phát triển nghề CTXH trong chăm sóc sức khỏe.
Cũng tại Hội thảo, Ths Dương Thị Minh Thu, Trưởng phòng CTXH, Bệnh viện Nhi Trung ương đã có tham luận giải pháp phát triển CTXH trong lĩnh vực lão khoa,. |
Đặc biệt là xây dựng thí điểm 4 bệnh viện Trung ương, 6 bệnh viện tuyến tỉnh và nhân rộng mô hình tổ chức của hoạt động CTXH trong 1 số bệnh viện tuyến Trung ương (80%), tuyến tỉnh (60%), huyện (30%) vào năm 2020…
Bên cạnh đó, tiến hành đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng CTXH cho đội ngũ công chức, viên chức và nhân viên y tế, dân số ở các cấp. Làm sao để nghề CTXH có thể trở thành nơi nối nhịp sống, chở niềm tin cho cả người bệnh và y bác sĩ.
Theo TS.BS Nguyễn Hồng Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế nhiệm vụ của nghề CTXH bao gồm: Hỗ trợ, giải quyết các vấn đề tâm lý, xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh; vận động tiếp nhận tài trợ, hoạt động từ thiện; truyền thông và quan hệ công chúng; đào tạo và bồi dưỡng về nghề CTXH; tổ chức mạng lưới cộng tác viên CTXH; Hỗ trợ vấn đề tâm lý cho nhân viên y tế. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05