Nên tìm cơ chế hợp lý để giải quyết
Hàng nghìn giáo viên mầm non đang dạy hợp đồng sẽ được hưởng chế độ như giáo viên biên chế | |
Sẽ thí điểm không còn công chức, viên chức trong ngành giáo dục: Nặng lòng! |
Qua tìm hiểu, trong số 256 giáo viên hợp đồng này, có những giáo viên đã công tác trong ngành giáo dục huyện Sóc Sơn gần 30 năm. Nhiều người là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp thành phố. Không ít thầy cô luôn là giáo viên mũi nhọn trong nhà trường, bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố. Có thầy cô được tặng bằng khen các cấp, tặng huy chương vì sự nghiệp giáo dục.
UBND huyện Sóc Sơn tổ chức đối thoại với 256 giáo viên. Ảnh: Q.Đ |
Trao đổi với PV, chị Nguyễn Thanh Bình – người có hơn 20 năm giảng dạy tại Trường THCS Thanh Xuân cho biết giữa tháng 3, chị nhận được thông báo từ hiệu trưởng về việc chị là một trong số những giáo viên hợp đồng phải tham gia vào kỳ thi tuyển viên chức của thành phố. Chị thấy rất hoang mang, lo lắng! Bởi theo chị Bình, “kỳ thi này có thể là tin vui với các em mới ra trường nhưng lại là nỗi bất an với chúng tôi.
Những năm 90, thế hệ chúng tôi chỉ được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, còn ngoại ngữ lại không được dạy trong trường THPT. Sau này học đại học, chúng tôi được đào tạo tiếng Nga – Pháp chứ không phải tiếng Anh. Bởi vậy, nếu chúng tôi thi viên chức cùng sinh viên mới tốt nghiệp ra trường sẽ là một cuộc chạy đua không cân sức giữa hai thế hệ. Cái chúng tôi có là sự say mê, tâm huyết, kinh nghiệm nhưng lại không thể mang ra để hoàn thành yêu cầu của cuộc thi”.
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục – Đào tạo cho biết, về việc gần 300 giáo viên dạy hợp đồng của huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã có trao đổi trực tiếp với Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội và Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Sóc Sơn, kiến nghị với hai cơ quan nêu trên trong quá trình tuyển dụng giáo viên cần xem xét đến những đóng góp của các thầy cô trong thời gian thực hiện hợp đồng tại các cơ sở giáo dục để quyết định phương án tổ chức tuyển dụng phù hợp nhưng phải đảm bảo đúng các quy định hiện hành về tuyển dụng viên chức được quy định tại Luật Viên chức, các Nghị định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ. |
Nhiều giáo viên khác cho biết, ngay từ những ngày huyện Sóc Sơn còn thiếu giáo viên, họ đã nhận dạy hợp đồng cho huyện. Dù đời sống có gặp nhiều khó khăn nhưng họ luôn nỗ lực phấn đấu cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của huyện. Trong suốt thời gian công tác, họ đã thể hiện được năng lực chuyên môn của mình.
“Trong quá trình công tác, chúng tôi đều được đóng bảo hiểm liên tục, được tăng lương và hưởng các chế độ theo qui định. Vì vậy, chúng tôi đã yên tâm gắn bó với công tác giáo dục của huyện suốt nhiều năm qua”, nhiều giáo viên cho hay.
Cũng theo các giáo viên, vào cuối tháng 7/2018, TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ rà soát toàn bộ giáo viên hợp đồng tại các quận, huyện, không để tình trạng giáo viên hợp đồng lâu năm không được tuyển chính thức nhằm tránh thiệt thòi cho giáo viên hợp đồng.
Ngày 21/01/2019, ông Lê Hữu Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn ký Văn bản số 146/UBND - NV về việc đăng ký nhu cầu tuyển viên chức đặc biệt đối với giáo viên đã hợp đồng từ 5 năm trở lên gửi về các trường trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Trên cơ sở rà soát nhu cầu của các nhà trường, UBND huyện đã có văn bản đề xuất gửi UBND TP Hà Nội về việc xét tuyển đặc cách đối với giáo viên dạy hợp đồng từ 5 năm trở lên.
Tuy nhiên, ngày 14/3 vừa qua, UBND huyện Sóc Sơn ban hành Văn bản số 667/TB - UBND thông báo các giáo viên hợp đồng vẫn phải đăng ký để dự thi tuyển viên chức. Điều đó có nghĩa, nhiều giáo viên trên dưới tuổi 50, thậm chí có giáo viên chỉ còn 2 năm nữa nghỉ hưu, cũng sẽ phải bước vào cuộc thi đầy khốc liệt này.
Thực hiện NQ 39 của Ban chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế, hiện các bộ, ngành đang triển khai mô hình không biên chế trong hệ thống giáo dục. Nghĩa là tiến tới mô hình giáo viên (trừ hiệu trưởng) không cần phải công chức hoặc viên chức mà theo chế độ hợp đồng đúng với quy định của pháp luật. Bởi vậy, liên quan đến các trường hợp giáo viên ở Sóc Sơn, nên chăng huyện cần có văn bản trình Bộ Nội vụ, Bộ GD- ĐT và TP Hà Nội xin phương án giải quyết một cách hợp lý nhất. |
Mới đây, UBND huyện Sóc Sơn mời 256 giáo viên hợp đồng trong toàn huyện để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của họ các giáo viên hợp đồng. Tất cả họ đều mong muốn được xét tuyển vào viên chức giáo dục không qua thi tuyển vì đã cống hiến cho ngành giáo dục Sóc Sơn từ năm 1995 đến nay.
Về vấn đề này, một giáo viên cho biết, “quy chế thi không có giới hạn về hộ khẩu, mọi thí sinh trên cả nước đều có quyền dự thi. Như vậy, số thí sinh tham dự kỳ thi tuyển viên chức đợt này sẽ tăng lên, mức độ cạnh tranh sẽ rất cao, cơ hội thi đỗ đối với giáo viên hợp đồng chúng tôi là khá mong manh.
Như thế có nghĩa là, cuộc thi này có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thế hệ. Chỉ cần điều đó xảy ra đã khiến cả hai thế hệ vô cùng đau lòng. Nếu chúng tôi thi không đỗ, bị cắt hợp đồng thì hệ lụy kéo theo là không nhỏ: Danh dự bị tổn thương, cuộc sống bị đảo lộn, gia đình con cái nheo nhóc”.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Lê Hữu Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết: Việc muốn xét đặc cách cho các thầy cô hợp đồng thì không thuộc thẩm quyền của huyện. Nếu cấp trên tạo điều kiện để có cơ chế đặc biệt cho các giáo viên hợp đồng thì tốt quá”.
Còn bà Trần Thị Thanh Huế, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn cho hay: Chiều ngày 22/3/2019, LĐLĐ huyện phối hợp với UBND huyện đối thoại với 256 giáo viên hợp đồng để lắng nghe tâm tư, đề xuất kiến nghị của giáo viên hợp đồng. Tại hội nghị có 15 ý kiến đề xuất tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: Đề nghị UBND huyện đề xuất với Thành phố có chính sách ưu tiên đối với các giáo viên công tác lâu năm trong ngành giáo dục trong kỳ thi tuyển giáo viên năm nay. Đồng thời, có cơ chế tạo điều kiện cho các giáo viên đang dạy hợp đồng tiếp tục được công tác trong ngành giáo dục nếu không trúng tuyển trong kỳ thi viên chức năm 2019.
Cũng theo bà Huế, để kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của giáo viên hợp đồng, LĐLĐ huyện có thống kê các trường có giáo viên hơp đồng đang giảng dạy, đồng thời chỉ đạo Ban Chấp hành công đoàn cơ sở khối trường học nắm bắt tâm tư nguyện vọng của giáo viên hợp đồng kịp thời báo cáo về LĐLĐ huyện tránh tình trạng có đơn thư vượt cấp, có tình trạng kích động giáo viên hợp đồng gây mất trật tự ổn định.
Tiếp tục theo dõi, chỉ đạo, công đoàn cơ sở đã thực hiện tốt vai trò phối hợp với chuyên môn đảm bảo chế độ chính sách cho giáo viên hợp đồng nên đã tạo được sự yên tâm công tác cho các giáo viên hợp đồng trên địa bàn huyện.
H. Phong – Q. Đại – P. Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12