Nâng cao thương hiệu lao động Việt
2 lao động Việt bị thương ở Hàn Quốc đang được theo dõi, điều trị tích cực | |
Đài Loan vẫn hấp dẫn cho lao động Việt Nam |
Thống kê từ đầu năm đến nay, đã có gần 120.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, Đài Loan và Nhật Bản là 2 thị trường trọng điểm, chiếm khoảng 90% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài. Ở những thị trường lao động trọng điểm này, chủ sử dụng rất thích tuyển chọn lao động Việt Nam bởi sự khéo léo, chăm chỉ và thích nghi nhanh.
Tư vấn hướng nghiệp việc làm cho sinh viên tại Ngày hội việc làm Báo lao động Thủ đô. Ảnh T.An |
Chính vì vậy, lao động Việt Nam, trong đó có lao động trình độ cao, ngày càng có nhiều cơ hội đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bên cạnh việc tìm kiếm, mở rộng thị trường, thì ưu tiên hàng đầu là cần làm tốt công tác kết nối doanh nghiệp xuất khẩu lao động với các trường nghề để tuyển chọn và đào tạo lao động.
Dựa trên cơ sở yêu cầu của đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp cần hợp tác với các trường nghề để đào tạo nguồn lao động đáp ứng yêu cầu về trình độ tay nghề. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể dựa trên cơ sở kết quả đầu ra trong việc đào tạo của các trường nghề để tuyển chọn những lao động có kỹ năng phù hợp yêu cầu của đối tác.
Để làm được chất lượng đào tạo, góp phần nâng thương hiệu lao động Việt, theo các chuyên gia các nhà hoạch định chính sách về lao động cần tạo sự gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động, gắn tuyển sinh với định hướng đi học tập, làm việc ở nước ngoài bằng hợp đồng hợp tác đào tạo. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo cũng phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, từ đó mới xác định dạy gì, kiến thức, thực hành ra sao. Quá trình thiết kế đào tạo phải bài bản trên cơ sở chuyên môn của doanh nghiệp. Nếu kết hợp tốt các yếu tố, chắc chắn lượng lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài sẽ tăng, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của các thị trường lao động đòi hỏi trình độ của người lao động. Qua đó tạo việc làm và tăng thu nhập cho những lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài. |
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã tác động rất lớn đến hầu hết các lĩnh vực nói chung và lực lượng lao động nói riêng. Sinh viên từ chính các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề sẽ là nguồn lực cho sự phát triển của đất nước. Song chất lượng lao động của chúng ta hiện nay đang ở mức thấp hơn các nước trong khu vực dẫn đến khó cạnh tranh với lao động quốc tế…
Để giải quyết tình trạng này, ngoài việc nâng cao chất lượng lao động, ý thức bản thân người học, còn đòi hỏi phải có sự chung tay của cả nhà trường lẫn doanh nghiệp. Họ phải hợp tác với nhau để qua đó định hướng, bồi dưỡng kiến thức, thay đổi tư duy của học sinh sinh viên …
Thời gian tới, quá trình hợp tác giữa Việt Nam với các nước ngày càng mở rộng, nhu cầu về số người lao động của Việt Nam sẽ ngày càng tăng. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta không chỉ dựa vào lợi thế lao động phổ thông giá rẻ, mà phải tìm cách nâng cao chất lượng lao động, giá trị xuất khẩu, nâng cao thương hiệu lao động Việt Nam.
Để làm được chất lượng đào tạo, góp phần nâng thương hiệu lao động Việt, theo các chuyên gia các nhà hoạch định chính sách về lao động cần tạo sự gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động, gắn tuyển sinh với định hướng đi học tập, làm việc ở nước ngoài bằng hợp đồng hợp tác đào tạo.
Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo cũng phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, từ đó mới xác định dạy gì, kiến thức, thực hành ra sao. Quá trình thiết kế đào tạo phải bài bản trên cơ sở chuyên môn của doanh nghiệp. Nếu kết hợp tốt các yếu tố, chắc chắn lượng lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài sẽ tăng, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của các thị trường lao động đòi hỏi trình độ của người lao động. Qua đó tạo việc làm và tăng thu nhập cho những lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài.
T.An
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40