Nan giải xác định bệnh nghề nghiệp
DN và cơ quan kiểm định “bắt tay”
Bệnh nghề nghiệp gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của NLĐ do nhiều yếu tố trong môi trường lao động gây ra. Bệnh nghề nghiệp xảy ra với NLĐ hậu quả hết sức nặng nề. Suy giảm sức khoẻ, không thể tham gia lao động trong thời gian điều trị, kéo theo đó là NLĐ bị giảm sút về tiền lương. Sau đó khả năng tìm kiếm việc làm mới hoặc tiếp tục làm công việc cũ cũng gặp nhiều khó khăn. Không những không có việc làm, nhiều lao động mắc bệnh nghề nghiệp còn phải cần người chăm sóc. Chính vì vậy để giảm thiểu số người bị mắc bệnh nghề nghiệp, Bộ Luật Lao động quy định người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng khí, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường. NLĐ phải được khám sức khoẻ định kỳ theo chế độ quy định, người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo…
Quy định là vậy nhưng thực tế có rất ít DN tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ cũng như đo, kiểm tra môi trường lao động. Nếu có kiểm tra cũng chỉ để đối phó với các đoàn kiểm tra mà không vì mục đích cải thiện điều kiện làm việc, cải tiến công nghệ, trang bị đầy đủ BHLĐ cho NLĐ cũng như giải quyết chế độ và khắc phục bệnh tật cho NLĐ. Theo ông Tạ Văn Dưỡng, Phó ban Chính sách pháp luật LĐLĐ TP Hà Nội, việc xác định bệnh nghề nghiệp cho NLĐ hiện vẫn đang bất cập. Để được đi khám bệnh nghề nghiệp, NLĐ phải có xác nhận làm việc trong môi trường độc hại vượt quy định cho phép. Trong khi đó phần lớn DN thực hiện công tác đo kiểm môi trường chỉ để đối phó với các đoàn kiểm tra. “Hà Nội hiện có khoảng 30 đơn vị đo kiểm môi trường lao động, tư nhân có, nhà nước có. Đơn vị đo kiểm là do DN thuê nên giữa họ có sự thỏa thuận. Chính vì vậy dù NLĐ đang làm việc trong môi trường lao động nặng nhọc, độc hại nhưng kết quả đo kiểm vẫn là đảm bảo theo quy định. Chế tài thì không xử lý được đơn vị gian lận trong công tác đo đếm môi trường lao động”, ông Dưỡng bức xúc.
Điều này cũng lý giải thực tế nhiều NLĐ làm việc trong môi trường khắc nghiệt, khi tự đi khám bệnh được xác định bị mắc bệnh lao phổi, nội tiết, viêm tai, mũi họng, thanh quản, bệnh cơ, xương khớp… nhưng vẫn không được xác định là bị bệnh nghề nghiệp vì môi trường làm việc có yếu tố nặng nhọc độc hại nhưng chưa vượt quy định. Điển hình trường hợp của anh Nguyễn Văn Nam (Thanh Xuân), làm việc tại một công ty cơ khí hơn 20 năm, sức khỏe sa sút, bị bệnh hen phế quản do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất khi làm công việc phun sơn nên chưa đến 50 tuổi anh Nam đã phải xin nghỉ việc.
NLĐ thiệt thòi
Trường hợp bị bệnh nghề nghiệp như anh Nam nhưng vẫn không được xác định để được hưởng chế độ không hề ít. Có người bị bệnh do DN không cho đi khám bệnh, do kiểm tra môi trường lao động không chuẩn xác. Bên cạnh đó nhiều trường hợp do bị bệnh mới phát sinh nhưng lại không nằm trong danh mục bệnh nghề nghiệp được nhà nước công nhận.
Được biết nếu NLĐ được xác định bị bệnh nghề ngiệp sẽ được nghỉ hưu sớm, được khám sức khỏe 6 tháng 1 lần, được chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật. Ngoài số tiền BHXH trợ cấp, người sử dụng lao động phải bỏ ra một khoản tiền để khắc phục hậu quả của bệnh nghề nghiệp như trả tiền trợ cấp, tiền viện phí cho NLĐ. DN khi thực hiện khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp cho NLĐ, phải thực hiện chuyển đổi, bố trí vị trí việc làm phù hợp cho NLĐ bị mắc bệnh nghề nghiệp.
Như vậy có thể nói chi phí khám, chữa bệnh, trợ cấp cho NLĐ bị bệnh nghề nghiệp DN phải mất hàng trăm triệu đồng mỗi năm trong khi chế tài xử phạt DN vi phạm những quy định về bảo đảm an toàn sức khoẻ cho NLĐ lại chưa nghiêm. Cụ thể, DN bị phạt thấp nhất là 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm dưới 10 lao động và cao nhất là 20 triệu đồng đối với DN vi phạm số lượng 500 lao động trở lên. Do đó, nhiều DN “bắt tay” với cơ quan kiểm định môi trường lao động hoặc cố tình quên những quy định này.
Để công tác chăm sóc sức khoẻ cho NLĐ tại các DN thực sự hiệu quả, theo ông Tạ Văn Dưỡng, Nhà nước nên bổ sung thêm vào danh mục bệnh nghề nghiệp một số loại bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp dẫn đến suy giảm sức lao động và để lại di chứng lâu dài cho NLĐ. Phải có cơ quan đánh giá độc lập về môi trường lao động không để DN chi phối công tác này. Cùng với đó quy định NLĐ làm việc ở môi trường có yếu tố độc hại, nặng nhọc được đi khám bệnh nghề nghiệp, không phụ thuộc vào yếu tố kết quả đo kiểm tra môi trường lao động. Đặc biệt cơ quan chức năng có chế tài nghiêm khắc hơn đối với những DN vi phạm.
Trần Vũ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40