Muốn khám bệnh, chỉ cần ‘a lô’
Từ 1/6, áp dụng giá viện phí mới cho người không có bảo hiểm y tế | |
Vì sao bác sĩ khám bệnh hay xem lưỡi bệnh nhân? | |
Người dân phải được khám, chăm sóc sức khỏe ngay từ đầu |
Hiện nay dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) tại nhà đang được nhiều bệnh viện (BV) cũng như các phòng khám tư triển khai. Mô hình này đáp ứng nhu cầu của nhiều người dân, đặc biệt là người bệnh lớn tuổi và trẻ em.
Từ bệnh viện công
15 giờ 30 ngày 16-5, BS Trần Nguyễn Ái Thanh, Trưởng khoa Nội tổng quát, BV quận Thủ Đức, có mặt tại nhà bệnh nhân Trà Văn Dự (79 tuổi, 54/8 Cây Keo, phường Tam Bình, quận Thủ Đức). Ông Dự nói hôm nay thấy khó chịu, chóng mặt nên gọi cho bác sĩ. Sau khi đo huyết áp, đo nhịp tim và hỏi thăm tình hình sức khỏe, BS Thanh đã kê đơn thuốc cho bệnh nhân.
Lắng nghe BS Thanh tư vấn xong, ông Dự cho hay: “Giờ tôi già rồi, mỗi khi cần đi khám phải cậy con cháu, mà chúng nó đều bận đi làm ăn. Bác sĩ chịu tới nhà khám là làm phúc đó cô. Có tốn kém chút xíu nhưng tôi đỡ phải chờ đợi, tới lui” - ông Dự nói.
Chị Trà Thị Thu Hương, giáo viên Trường Nguyễn Trung Trực, con gái út của ông Dự, chia sẻ cha chị bị rối loạn tiền đình kèm theo tăng huyết áp nên lúc trước phải nhập viện điều trị. Sau thời gian nằm BV, gia đình được BV giới thiệu dịch vụ này nên chị đăng ký luôn cho cha mình. “Chỉ cần gọi điện thoại hẹn bác sĩ. Chi phí khám bệnh 300.000 đồng/lượt so với giá tại BV cũng không cao lắm. Có bác sĩ tới nhà khám cho ba, tôi cảm thấy yên tâm khi đi làm” - chị Hương chia sẻ thêm.
BS Trần Thị Hiếu, phụ trách phòng Chăm sóc khách hàng, BV quận Thủ Đức, chia sẻ người bệnh có nhu cầu sử dụng dịch vụ sẽ gọi điện thoại tới đường dây nóng của BV hay gọi tới phòng Chăm sóc khách hàng. Sau khi tiếp nhận thông tin, nhân viên y tế sẽ xác định bệnh nhân thuộc khoa nào để mời bác sĩ phù hợp và sắp xếp lịch khám.
BS Trần Thị Ái Thanh đang đo huyết áp cho bệnh nhân Trà Văn Dự ở phường Tam Bình, quận Thủ Đức. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN |
BS Hiếu cho biết ngoài KCB tại nhà, BV có cả các dịch vụ như tắm, gội, cho ăn uống, thay băng, rửa vết thương, cắt chỉ, chích thuốc… do điều dưỡng phụ trách. Hiện bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, các bệnh mạn tính như tiểu đường, rối loạn tiền đình, viêm khớp… sử dụng dịch vụ này ngày càng nhiều.
BS Phan Hồng Ngọc, Phó Giám đốc BV quận Tân Bình (TP.HCM), cho biết bên cạnh cấp cứu ngoại viện, dịch vụ KCB tại nhà cũng đang được BV triển khai từ đầu tháng 4-2017. Phí dịch vụ là 400.000 đồng/lần. Ngoài ra, một số BV khác như BV quận Bình Thạnh, BV Ung bướu… cũng thực hiện KCB và làm xét nghiệm tại nhà cho bệnh nhân.
… Đến phòng khám tư
Bên cạnh các BV, hiện dịch vụ này cũng đang mở rộng tại nhiều phòng khám tư ở TP.HCM.
Chị Nguyễn Thị Vân Anh (đường Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình) cho biết chị là khách quen của một phòng khám tư trên đường Cách Mạng Tháng Tám. Mấy tháng trước, con chị bị viêm phế quản nên đưa đến khám tại đây. Sau đó do thấy cháu đi lại bất tiện nên chị yêu cầu dịch vụ khám tận nhà. “Mỗi lần khám chỉ mất khoảng 15 phút, mức phí 200.000 đồng tuy cao hơn BV nhưng bác sĩ rất tận tình và đỡ vất vả” - chị Anh nói.
BS Tô Quang Định, cố vấn chuyên môn Phòng khám Bác sĩ gia đình (phường Phú Thạnh, quận Tân Phú), cho hay từ năm 2015 phòng khám đã thực hiện dịch vụ tại nhà, vừa khám tổng quát vừa thực hiện lấy máu xét nghiệm cho người bệnh. Một số trường hợp nặng hoặc người già, ốm yếu không thể đi lại, bác sĩ có thể mang theo cả máy đo điện tim, máy siêu âm... Ngoài ra, bác sĩ còn tư vấn giúp người bệnh cải thiện sức khỏe bằng việc thay đổi cách ăn uống, tập luyện.
“Việc KCB tại nhà không dành cho trường hợp bệnh nhân cấp cứu khẩn cấp” - BS Định khuyến cáo. Việc đầu tiên của nhân viên khi tiếp nhận cuộc gọi tới phải nghe, hỏi thông tin để nhận biết xem đó có phải là trường hợp cấp cứu hay không. Trong trường hợp cấp cứu, phải hướng dẫn bệnh nhân gọi 115.
“Vấn đề quan trọng là làm sao khi tiếp nhận cuộc gọi biết được đó là một ca cấp cứu hay ca bệnh bình thường. Điều này đòi hỏi người tiếp nhận thông tin phải là người có kinh nghiệm. Đây cũng là khó khăn đối với các phòng khám tư” - BS Định nói.
Theo Nguyễn Quyên/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30
Số ca mắc bệnh sởi tăng cao tại tỉnh Đồng Nai
Y tế 17/11/2024 19:03