Một số loại thuốc không dùng cho trẻ nhỏ

Triệu chứng sốt, đau hoặc các nhiễm khuẩn thông thường như viêm đường hô hấp... rất hay gặp ở trẻ. Tuy nhiên cần lưu ý...
mot so loai thuoc khong dung cho tre nho Hạ huyết áp chỉ trong 5 phút mà không cần dùng thuốc
mot so loai thuoc khong dung cho tre nho Trẻ bị tiêu chảy sử dụng thuốc không đúng, dễ gây phản ứng ngược
mot so loai thuoc khong dung cho tre nho Loại thuốc mới mang lại hy vọng cho người bị ung thư máu
mot so loai thuoc khong dung cho tre nho Dùng thuốc hạ sốt thế nào cho đúng?

Triệu chứng sốt, đau hoặc các nhiễm khuẩn thông thường như viêm đường hô hấp... rất hay gặp ở trẻ. Tuy nhiên cần lưu ý, có một số loại thuốc thông thường dùng để điều trị các tình trạng trên nhưng lại cấm dùng cho trẻ nhỏ.

Thuốc hạ nhiệt, giảm đau

Trong nhóm này cần lưu ý tới thuốc aspirin. Đây là một thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Trẻ em lại thường rất hay bị sốt (do rất nhiều nguyên nhân như mọc răng, nhiễm khuẩn tai, mũi, họng...). Khi trẻ em bị các triệu chứng này người lớn không được tự ý mua aspirin về cho trẻ dùng, vì những bất lợi sau: Làm tăng nguy cơ nhiễm độc hệ tiêu hóa ở trẻ (do thuốc gây hại dạ dày mà niêm mạc dạ dày ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện); Gây rối loạn cân bằng đông máu (do aspirin làm giảm tập kết tiểu cầu, chống đông máu, nếu trẻ nhỏ đang bị sốt xuất huyết mà uống aspirin sẽ làm xuất huyết trở nên trầm trọng, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời); Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc dùng aspirin có thể làm suy hô hấp. Đối với những trẻ bị hen, suyễn nếu dùng aspirin sẽ làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

mot so loai thuoc khong dung cho tre nho

Không dùng aspirin cho trẻ nhỏ.

Ngoài ra, khi dùng aspirin đã gây ra một số trường hợp hội chứng Reye ở trẻ. Hội chứng Reye là một bệnh rất hiếm gặp, có liên quan trực tiếp đến não và gan... sẽ gây ra hiện tượng phù não, thoái hóa tế bào thần kinh não, suy gan... Bệnh bắt đầu với triệu chứng thở nhanh và lượng đường trong máu thấp, nôn mửa, thậm chí co giật hoặc hôn mê. Hội chứng Reye thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng có thể gặp ở trẻ lớn hơn. Hiện vẫn chưa có cách điều trị, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng vài ngày hoặc trở thành tàn phế suốt đời. Nguyên nhân của hội chứng Reye còn chưa được làm rõ, nhưng người ta cho rằng sử dụng aspirin khi trẻ đang bị sốt có thể là yếu tố góp phần dẫn tới bệnh.

Vì vậy không nên dùng aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi, trừ số trường hợp phải dùng như trong bệnh Kawasaki (một loại bệnh bất thường được đặc trưng bởi sự viêm các mạch máu trong toàn bộ cơ thể. Bệnh này đi kèm với các triệu chứng: sốt; phát ban; sưng tấy bàn chân và bàn tay; xốn và đỏ mắt; kích thích ở màng nhầy vùng miệng, môi và cổ họng; sưng hạch bạch huyết ở cổ. Hậu quả tức thời của bệnh Kawasaki có thể không nghiêm trọng, tuy nhiên, trong một số trường hợp, các biến chứng lâu dài bao gồm cả tổn thương động mạch vành có thể xảy ra), viêm khớp dạng thấp thiếu niên, bệnh Still (ở trẻ em, bệnh Still là một thể của bệnh viêm khớp mạn tính thiếu niên, thuộc thể hệ thống, các viêm khớp xảy ra dưới 16 tuổi và các khớp viêm tiến triển ít nhất 3 tháng)...

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là một vũ khí lợi hại trị các bệnh nhiễm khuẩn mà trẻ em cũng là đối tượng rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn này, nên việc dùng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, do khi mới sinh ra, các cơ quan trong cơ thể trẻ chưa được phát triển, các chức năng cũng chưa hoàn chỉnh... nên khi dùng thuốc nói chung và thuốc kháng sinh nói riêng cần hết sức thận trọng, không được lạm dụng vì dễ gây ngộ độc thuốc. Một số kháng sinh không được dùng cho trẻ nhỏ, đó là:

Tetracyclin: Là thuốc thường được dùng để uống khi điều trị nhiễm khuẩn toàn thân. Nhưng do việc sử dụng các thuốc nhóm tetracyclin, trong quá trình phát triển của răng có thể gây biến màu răng vĩnh viễn (vàng, xám, nâu), giảm sản men răng, ức chế sự phát triển xương (ảnh hưởng tới sự phát triển của xương), thuốc còn làm căng thóp ở trẻ sơ sinh... nên không dùng tetracyclin cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi.

Cloramphenicol: Đây cũng là một trong những kháng sinh rất quen thuộc. Tuy nhiên một trong những bất lợi nghiêm trọng của thuốc là gây ức chế tủy xương. Nếu dùng kéo dài có thể gây suy tủy, thiếu máu không hồi phục. Tình trạng thiếu máu không tái tạo, thiếu máu giảm sản, giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu hạt đã xảy ra cả trong hoặc sau khi điều trị ngắn hoặc kéo dài cloramphenicol. Điều nguy hiểm hơn là thuốc có thể gây “hội chứng xanh xám” cho trẻ sơ sinh nhất là trẻ đẻ non (thiếu tháng).

Phần lớn các trường hợp gặp hội chứng xanh xám này khi dùng thuốc ngay trong vòng 48 giờ đầu đời của trẻ. Hội chứng xám cũng có thể xảy ra ở trẻ đến 2 tuổi và ở những trẻ sinh ra bởi các bà mẹ đã sử dụng cloramphenicol trong giai đoạn cuối của thai kỳ hoặc khi chuyển dạ. Các triệu chứng của hội chứng xám thường xuất hiện 2 - 9 ngày sau khi bắt đầu điều trị cloramphenicol với biểu hiện bỏ ăn, trướng bụng có hoặc không có nôn, xanh tím tiến triển, trụy mạch có thể kèm theo rối loạn hô hấp, tử vong có thể xảy ra trong vòng vài giờ. Nếu ngừng sớm cloramphenicol ngay sau khi xuất hiện triệu chứng, tác dụng bất lợi này có thể đảo ngược và hồi phục hoàn toàn sau đó. Hội chứng xám là hậu quả của nồng độ thuốc quá cao do trẻ nhỏ không đủ khả năng liên hợp thuốc hoặc thải trừ thuốc dạng không liên hợp.

Ngoài các thuốc trên còn rất nhiều thuốc khác có chống chỉ định hoặc phải dùng rất thận trọng trên đối tượng là trẻ em. Vì vậy, khi trẻ bị ốm, nhất thiết phải đưa trẻ đến khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế để được dùng thuốc thích hợp, hiệu quả và an toàn. Người lớn không tự ý mua thuốc điều trị bệnh cho trẻ hoặc dùng theo lời mách bảo của người khác.

Trước khi dùng bất cứ một thuốc nào (nhất là các thuốc không kê đơn) cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Vì những thuốc nào “chống chỉ định” (không được dùng) hoặc thận trọng dùng cho đối tượng là trẻ em, thậm chí tới từng lứa tuổi đều được ghi rõ trong tờ hướng dẫn sử dụng này. Nếu đọc kỹ sẽ giúp ta tránh được những bất lợi cho trẻ.

suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều ngày 4/11, tại Hội trường Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyển giao và tiếp nhận Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

(LĐTĐ) Chiều nay (5/11), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil (CTB) do ông Adilson Gonçalves de Araújo - Chủ tịch Trung tâm làm Trưởng đoàn.
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thao công chức, viên chức, người lao động năm 2024. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

(LĐTĐ) Theo dự báo của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đắc cử. Ngược lại, có ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” dù ai là người bước chân vào Nhà Trắng...
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tin khác

Suy hô hấp cấp do mắc sởi

Suy hô hấp cấp do mắc sởi

(LĐTĐ) Bệnh nhân nam N. V. T (56 tuổi, ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh) nhập Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Do đó, công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cần phải được nâng cao, người dân không nên chủ quan khi bước vào cao điểm dịch.
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp

(LĐTĐ) Hội nghị Khoa học thường niên - Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024 với chủ đề "Tiếp cận đa chiều trong xu hướng điều trị mới các bệnh cơ xương khớp" vừa diễn ra tại Thái Nguyên.
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới

(LĐTĐ) Các thành viên trong Cộng đồng chuyên gia phát triển chiều cao của Việt Nam vừa đề xuất ngày 11/11 là Ngày Chiều cao thế giới.
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”

(LĐTĐ) “Hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn là một hành trình dài, với rất nhiều rào cản về kinh tế và tâm lý mà họ phải vượt qua. Thấu hiểu điều đó, từ khi thành lập (2009) đến nay, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn chú trọng tới các chương trình hỗ trợ cộng đồng hiếm muộn, với mong muốn san sẻ một phần chi phí cũng như động viên tinh thần các cặp vợ chồng trên hành trình tìm con”, bác sĩ Phạm Văn Hưởng, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ.
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

(LĐTĐ) Người đàn ông 62 tuổi gặp tình trạng nguy kịch và đột ngột té ngã khi đang di chuyển trên đường với triệu chứng nhồi máu cơ tim đã được bác sĩ của một cơ sở tiêm chủng gần đó sơ cứu kịp thời.
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Bu Baby tổ chức Giải chạy vì trẻ sinh non 2024 - Tiny Hope. Giải chạy diễn ra từ ngày 2 đến 11/1/2024.
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

(LĐTĐ) Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi bị gãy xương đùi, bằng kỹ thuật đóng đinh nội tủy trên màn hình tăng sáng C-arm. Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, hiệu quả, giúp bệnh nhân có thể vận động và phục hồi sớm.
Xem thêm
Phiên bản di động