Một sinh viên 19 tuổi tử vong do sốt xuất huyết tại Hà Nội
![]() | Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng gấp hai lần so với năm ngoái |
![]() | Số ca mắc bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh, đã có 8 người tử vong |
![]() | Hà Nội triển khai các biện pháp phòng chống bệnh mùa Hè |
Được biết, nữ sinh viên này được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương và kết quả mẫu bệnh phẩm xác định, bệnh nhân dương tính với vi rút SXH Dengue typ 1. Ngay sau đó, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, Trung tâm Y tế quận Đống Đa, phường Trung Liệt đã tiến hành điều tra côn trùng, vệ sinh môi trường diệt bọ gậy; phun hóa chất; truyền thông bằng loa truyền thanh di động tại khu vực bệnh nhân thuê trọ.
![]() |
Cán bộ y tế kiểm tra, giám sát môi trường nhằm phát hiện các ổ bọ gậy. |
Trong 4 ngày (từ ngày 18-5 đến 21-5), Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội cũng đã tổ chức phun hóa chất diện rộng và cùng với Trung tâm Y tế quận triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy quy mô toàn phường Trung Liệt; mặt khác, giám sát chặt chẽ tại khu vực ổ dịch để phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, tư vấn chăm sóc và điều trị, tránh xảy ra tử vong tại cộng đồng.
Từ đầu năm đến nay, tại nhiều quận, huyện trên địa bàn Hà Nội có số mắc SXH cao hơn cùng kỳ 2016 như: Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hà Đông… Riêng quận Đống Đa là nơi ghi nhận số ca mắc SXH cao nhất. Từ đầu năm đến nay, tại đây ghi nhận 165 trường hợp mắc ở 18 phường và xác định được 37 ổ dịch tại 13 phường. Số mắc tăng gấp 3 lần, số ổ dịch tăng 1,85 lần so với cùng kỳ năm 2016. Mới đây, trên địa bàn quận cũng ghi nhận ổ dịch SXH tại ký túc xá Trường Đại học Luật Hà Nội với 11 ca mắc. Ngoài ra, tại phường Khương Thượng cũng ghi nhận ổ dịch SXH tại ngõ 95 Chùa Bộc và ngõ 354 Trường Chinh với tổng số bệnh nhân là 10 người.
Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh và đã có bệnh nhân tử vong, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị y tế trong và ngoài công lập tăng cường triển khai các giải pháp phòng chống SXH. Trong đó, nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền, nhất là tổ chức họp dân để thông tin về tình hình dịch bệnh và hướng dẫn người dân cách phòng chống. Tăng cường giám sát phát hiện các ca bệnh SXH tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại cộng đồng; điều tra, xử lý dịch SXH theo quy định. Tổ chức các chiến dịch tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy để huy động cộng đồng tham gia phòng chống dịch.
Theo Gia Phong/Hà Nội mới
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Người mẹ ở Quảng Nam sát hại con để trục lợi bảo hiểm đối mặt án phạt nào?

"Cha tôi người ở lại" tập 22: Việt nổi giận cảnh cáo Đại vì dám tỏ tình với An

Thay tướng chưa “đổi vận”, Thanh Hóa thảm bại trước Hà Nội

Tỷ giá USD hôm nay (7/4): Giá USD ít biến động

Giá xăng dầu hôm nay (7/4): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc

MU và Man City bất phân thắng bại

Nhận định trận Bologna - Napoli: Cuộc chiến không khoan nhượng tại Renato Dall’Ara
Tin khác

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
Y tế 03/04/2025 06:08

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50