Số ca mắc bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh, đã có 8 người tử vong
Nhân viên y tế và cán bộ tổ dân phố tuyên truyền cho người dân vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh. (Nguồn: TTXVN) |
Đáng chú ý, số ca mắc đang có xu hướng tăng nhanh kể từ đầu tháng Tư đến nay. Nếu như ba tháng trước đó, bình quân mỗi tháng cả nước ghi nhận khoảng hơn 4.000 ca mắc bệnh thì riêng tháng Tư vừa qua ghi nhận gần 6.900 trường hợp mắc bệnh, trong đó có hai ca tử vong.
Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hà Nội, từ đầu năm 2017 đến nay, thành phố đã ghi nhận gần 500 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2016. Các trường hợp mắc phân bố rải rác ở 25 quận/huyện và 164 xã/phường.
Trước tình hình trên, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các quận, huyện tăng cường tuyên truyền đến từng gia đình, kêu gọi người dân chủ động vệ sinh môi trường sống xung quanh, chủ động diệt muỗi, bọ gậy... Đặc biệt, chính quyền và cơ quan chức năng các địa phương cần tăng cường công tác giám sát, tiến hành phun hóa chất diệt muỗi tại các khu vực có nguy cơ cao, không để dịch bùng phát và lây lan.
Theo các chuyên gia, virus sốt xuất huyết đã lưu hành ở nhiều tuýp, nhiều bệnh nhân mắc rồi vẫn có thể bị mắc lại, thậm chí lần sau còn bị nặng hơn lần trước. Vì vậy, diệt bọ gậy, loăng quăng, loại bỏ các vùng nước thải, nước tù, dọn dẹp vệ sinh thường xuyên, đi ngủ mắc màn... là những việc làm cần thiết để đề phòng sốt xuất huyết.
Bộ Y tế khuyến cáo để tích cực phòng bệnh sốt xuất huyết cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, người dân phải đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hằng tuần, người dân cần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
Đồng thời, người dân cần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
Để phòng bệnh hiệu quả, người dân nên mắc màn khi ngủ, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; không tự ý điều trị tại nhà.../.
Theo Thu Phương/Vietnam+
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30
Số ca mắc bệnh sởi tăng cao tại tỉnh Đồng Nai
Y tế 17/11/2024 19:03