Một góc tư liệu vô giá
Tiếp nhận hơn 1.150 tư liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh | |
Hồ Chí Minh - khởi nguồn sáng tạo nghệ thuật |
1. Năm 1969, ngay sau khi Bác Hồ qua đời, đoàn lưu học sinh của ông tại Trường Đại học TU Dresden đã lập bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh để sinh viên và nhân dân địa phương đến viếng. Tại lễ truy điệu Bác, do Đảng ủy và Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức, ông cảm nhận được nỗi đau vô hạn của mọi người dành cho vị cha già dân tộc. Những bức ảnh chụp sự kiện này chính là những tư liệu ảnh đầu tiên của ông có được về Bác. Từ đây, ý định lưu giữ những hình ảnh của Bác làm kỷ niệm cá nhân trở thành cơ duyên đưa ông đến việc miệt mài sưu tầm các tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tập tư liệu về chuyến đi thăm chính thức CHDC Đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh (25.7 - 1.8.1957) trong bộ sưu tầm của ông Trần Ngọc Quyên. |
Quý giá nhất trong khối tài liệu mà ông dày công sưu tầm là toàn bộ hồ sơ tư liệu của Bộ Ngoại giao CHDC Đức, gồm trên 300 đơn vị tư liệu sao chụp từ bản gốc lưu trữ từ năm 2002 đến năm 2014. Đây là những hồ sơ lưu trữ hoàn toàn nội bộ của Bộ Ngoại giao CHDC Đức.
Qua các tư liệu này, có thể thấy phía bạn đã đón tiếp Bác rất trọng thị, đồng thời cũng rất chân tình và thân thiết. Chuyến thăm cũng là cuộc hội ngộ đầy cảm động giữa Người với những bạn chiến đấu người Đức đã từng quen thân nhau từ ngày còn hoạt động tại Quốc tế Cộng sản vào những năm 1920 và 1930 với các lãnh tụ của CHDC Đức, đặc biệt là Chủ tịch Wilhelm Pieck. Chương trình hoạt động dày đặc, nhưng Người vẫn rất quan tâm đến việc gặp gỡ mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân lao động, thanh thiếu nhi Đức và các học sinh Việt Nam đang học tập ở Đức.
Từ năm 1979, ông Quyên bắt đầu sưu tầm tư liệu một cách có hệ thống và liên tục ở những trung tâm chính trị của Đức - nơi ông đến công tác. Ông mở rộng sưu tầm cả những sách báo, hiện vật, phim ảnh, tranh áp-phích, phù hiệu và tem bưu chính,…Ông tìm và lưu lại những bằng chứng về các đường phố, trường học, đơn vị quân đội, đội sản xuất của Đức mang tên Bác từ các trang web, bản đồ tới chứng minh thư nhân dân…
Theo tìm hiểu của ông, ở CHDC Đức trước đây, ít nhất 4 thành phố có đường Hồ Chí Minh, có 6 trường học mang tên Người. Tại các địa phương, có nhiều đội sản xuất và một đơn vị quân đội (Trung đoàn huấn luyện của Bộ đội biên phòng ở Berlin) cũng từng mang tên Bác. Sau khi nước Đức thống nhất, tất cả các đường phố và cơ sở mang tên lãnh tụ cộng sản và phong trào công nhân Đức và nước ngoài đều được đổi tên. Tuy nhiên, ông cũng đã kịp quay phim và chụp ảnh đường Hồ Chí Minh ở Berlin khi đường phố này chưa bị đổi tên hoặc nhờ người quen chụp ảnh lại đường phố từng mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các thành phố khác…
Đặc biệt năm 2014, khi đến thăm Bảo tàng quốc gia Đức ở thành phố Nuemberg, ông đã phát hiện ra tên đường Hồ Chí Minh trong bức tranh tường lớn (khoảng 5x10m) ngay ở sảnh bảo tàng, có ghi tên các đường phố chính của Đông Berlin trước năm 1990. Trên đó có tên nhiều lãnh tụ và các chiến sĩ cộng sản tiêu biểu của Đức và nước ngoài. Ông tâm sự, ông rất tự hào vì tin rằng, đường Hồ Chí Minh sẽ được khắc ghi và tồn tại mãi mãi tại một bảo tàng lớn cấp quốc gia của Đức. Và tự hào hơn nữa bởi chính ông là cầu nối cộng đồng, phối hợp với anh em Việt kiều thực hiện dự án bảo tồn di tích vật thể duy nhất còn tồn tại ở nước Đức. Đó là bia tưởng niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm các cháu học sinh VN tại Moritzburg, làm bằng chất liệu đồng, cỡ 50x60cm, trên có ghi dòng chữ (dịch sang tiếng Việt): “Tháng 7.1957, tại đây, các em thiếu nhi Việt Nam đang sống và học tập tại Trường Kaethe Kollwitz Heim đã chào đón vị Chủ tịch của mình”.
Ông Trần Ngọc Quyên – nguyên Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức. |
2. Sau khi nghỉ hưu, ông Trần Ngọc Quyên đã có 4 lần trở lại Đức để tiếp tục hành trình sưu tầm những tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến nay, dù đã 73 tuổi, nhưng ông vẫn miệt mài với việc tìm kiếm thông tin trên mạng internet để làm giàu hơn kho tư liệu của mình. Ông kể, trong 20 đầu sách tiếng Đức về Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông quý nhất là cuốn “Cuộc khởi nghĩa vũ trang” do Quốc tế Cộng sản xuất bản lần đầu năm 1928. Trong cuốn sách này, có một chương do Nguyễn Ái Quốc viết về công tác nông vận. Đặc biệt là bản thảo cuốn “Hồ Chí Minh - Một cuộc đời cách mạng” dự kiến xuất bản nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Người (1990), nhưng do biến cố chính trị ở Đức, nên cuốn sách này không xuất bản nữa. GS-TS Lulei (đồng chủ biên) đã nhờ ông tặng lại cho Bảo tàng Hồ Chí Minh bản thảo cuối cùng sửa tay của mình. Ông cho rằng đó là một trường hợp “hy hữu”.
Để có được kho tư liệu vô giá này, ông Trần Ngọc Quyên đã không tiếc thời gian và công sức, tìm đến các cơ quan lưu trữ chính thức, các tổ chức đoàn kết với Việt Nam và bạn bè Việt Nam, nhất là những người đã từng công tác tại Việt Nam, đã có dịp được gặp Bác Hồ. Nguồn tư liệu mà ông có được chủ yếu từ các cơ quan lưu trữ như Trung tâm Tư liệu ảnh, Thông tấn xã CHDC Đức (ADN), Trung tâm Tư liệu báo chí và thư viện của Quốc hội CHLB Đức, Cục Lưu trữ Liên bang, Viện Nghiên cứu Rosa - Luxemburg của Đảng Cánh tả; Tổ chức Dịch vụ Đoàn kết quốc tế (SODI);…
Quý giá nhất trong khối tài liệu mà ông dày công sưu tầm là toàn bộ hồ sơ tư liệu của Bộ Ngoại giao CHDC Đức, gồm trên 300 đơn vị tư liệu sao chụp từ bản gốc lưu trữ từ năm 2002 đến năm 2014. Đây là những hồ sơ lưu trữ hoàn toàn nội bộ của Bộ Ngoại giao CHDC Đức. |
Trong suốt hành trình tìm kiếm tư liệu ấy, bên ông Quyên luôn có sự đồng hành, giúp đỡ nhiệt tình từ những người bạn quốc tế như GS Lulei, đạo diễn tài năng nổi tiếng Juergen Eike, nhà văn - nhà báo lão thành Franz Faber (dịch giả Truyện Kiều),… Trong đó, ông đặc biệt nhắc tới Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Đức - Việt Klaus Woinar và Thạc sĩ Axel Friedrich - 2 người bạn đã nhiều lần cùng ông đến các cơ quan lưu trữ tìm tư liệu, giúp ông tìm thêm các tư liệu ở những nơi ông không có điều kiện đến hoặc khi ông đã trở về Việt Nam.
Năm 2016, nhân kỷ niệm 71 năm Quốc khánh 2.9, ông Trần Ngọc Quyên đã trao tặng một số tư liệu về Bác Hồ mà ông tìm kiếm bằng thời gian và công sức cá nhân cho Bảo tàng Hồ Chí Minh. Trước đó, ông còn tặng tư liệu và hiện vật cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Nhà truyền thống Bộ Ngoại giao, Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Khu lưu niệm cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du,…
Ông Quyên tâm sự, bộ sưu tầm tư liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Minh tại Đức mà ông có được không phải là báu vật giá trị về vật chất, mà là kho tàng vô giá chứa đựng những bài học giản dị nhất từ tình cảm, trí tuệ của Người. Và kho tàng vô giá đó luôn được người cán bộ ngoại giao cao niên nâng niu, trân trọng như bảo vật của chính mình.
Nguyễn Hoài
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51