Mỗi năm xảy ra khoảng 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em gái
Xâm hại tình dục qua du lịch lữ hành: Không thể xem thường | |
Xâm hại tình dục ở trẻ em: Cha mẹ cần giải pháp an toàn cho trẻ | |
Cần thay đổi từ chính sách đến nhận thức |
Đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo “Tháng hành động vì bình đẳng gới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2016” với chủ đề “Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên phạm vi cả nước” từ ngày 15.11 – 15.12 vừa được Bộ Lao động Thương binh Xã hội tổ chức.
Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới sẽ được tổ chức ngày 13/11 tại Hà Nội |
Năm 2016 là năm đầu tiên triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam nhằm huy động sự tham gia, vào cuộc một cách đồng bộ mạnh mẽ của các cơ quan, tổ chức và mọi người dân trong cộng đồng, đặc biệt là nam giới trong việc thực hiện bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Lễ phát động Tháng hành động sẽ được tổ chức ngày 13/11 tại Hà nội với sự phối hợp của UBND TP Hà Nội và tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Trọng Đàm - Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho biết, bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn đang là vấn đề báo động ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là trở ngại lớn trong tiến trình xóa bỏ bất bình đẳng giới.
Số liệu thống kê từ cuộc điều tra quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ năm tại Việt Nam cho thấy: 34% phụ nữ đã kết hôn cho biết họ từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục, 58% phụ nữ cho biết đã từng chịu ít nhất một trong ba hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong cuộc sống.
Một thực tế đáng lo ngại, đó là tình trạng xâm hại, bạo lực với trẻ em đặc biệt là trẻ em gái vẫn diễn biến phức tạp và đang là vấn đề gây bức xúc toàn xã hội. Bên cạnh đó, trẻ em gái còn là nạn nhân của đối tượng dễ bị buôn bán, bạo lực ngoài gia đình. Tuy nhiên, khi xảy ra bạo lực gia đình, đặc biệt ở nông thôn, chủ yếu vẫn là giải pháp hòa giải.
Do đó, trong thời gian tới, tầm nhìn đến 2030, cần một cách tiếp cận mới thay đổi và cần có thêm các hoạt động tư vấn, hỗ trợ; thu hút nam giới tham gia như làm sao để người gây bạo lực kìm nén cơn nóng giận..
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46