Cần thay đổi từ chính sách đến nhận thức
Thời hiệu truy cứu hành vi xâm hại? | |
Cơ quan thực thi có vi phạm Luật Tố tụng? | |
Trẻ bị xâm hại và nỗi đau khó xóa |
Bạo lực, xâm hại rình rập phụ nữ, trẻ em gái
Mặc dù đã ly dị chồng gần 2 năm nay, nhưng chị M. (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn chưa hết hoảng sợ khi nhớ lại quãng thời gian bị chồng hành hạ vì không “chiều” được chồng. Ngày đó, công việc của một kế toán DN tư nhân nhiều áp lực khiến chị thường đi sớm, về muộn. Về nhà, công việc vẫn ngập đầu, số má quay cuồng, chị không còn đầu óc để “đáp ứng nhu cầu” của chồng. Biết lỗi của mình, dù mệt, chị vẫn chấp nhận nằm im để anh “tác chiến”. Tuy nhiên với chồng chị, như vậy là chưa đủ. Vì không được thỏa mãn nhu cầu tình dục, chồng chị đã có quan hệ lăng nhăng bên ngoài. Chị bỏ việc về nhà bán hàng để có nhiều thời gian quan tâm chồng hơn, nhưng đã thành quen, nên anh vẫn chứng nào tật đấy, vẫn tìm đến gái làng chơi. Vì sợ anh bị lây bệnh xã hội, chị nhiều lần yêu cầu chồng phải sử dụng bao cao su khi quan hệ vợ chồng, nhưng anh không đồng ý. Chị khuyên đi khám, anh cũng không chịu. Nhiều lần chồng chị còn cưỡng ép tình dục vợ rồi ra tay đánh chị dã man. Chị M. chỉ là một trong số rất nhiều phụ nữ và trẻ em gái đang bị bạo lực tình dục từ phía người chồng, bạn tình của mình hay cả những người không quen biết ở nơi công cộng.
Ảnh minh họa |
Tại diễn đàn chính sách “Thực trạng và giải pháp ngăn ngừa, ứng phó với bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam” diễn ra cuối tháng 11 vừa qua cho thấy, xâm hại tình dục đối với trẻ em gái cũng trở thành một trong những vấn đề nóng hiện nay. Bạo lực tình dục có thể xảy ra ở trường học, gia đình, nơi làm việc hay những nơi thiếu an toàn, ở nơi thiếu sáng hoặc ít người qua lại, nạn nhân khó tìm được sự trợ giúp.
Can thiệp phòng chống bạo lực tình dục
Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn tiếp tục tồn tại, trở thành mối đe dọa cho tất cả phụ nữ và trở ngại lớn trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, trong xây dựng thành phố an toàn, văn minh. Ngoài ra, nhiều người vẫn chỉ nghĩ đến bạo lực về thân thể, tinh thần, nên khiến cho bạo lực tình dục vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ và xem nhẹ trong chính sách. Ông Nguyễn Trọng Đàm - Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH - cho rằng, nhận thức của người dân về bạo lực tình dục vẫn còn hạn chế. Nhiều người vẫn coi bạo lực tình dục là chuyện bình thường khiến cho tình trạng này trở nên phức tạp hơn. Nạn nhân thì e ngại, né tránh, xấu hổ nên không dám tố cáo, còn xã hội vẫn còn thờ ơ, coi đó là chuyện bình thường hoặc không có phản ứng hay hành động chống lại. Ngay cả trong gia đình, nhiều bà vợ vẫn coi “chiều” chồng là nghĩa vụ, nên tặc lưỡi “cho xong”.
Theo khảo sát của một cơ quan chức năng, 91% phụ nữ và trẻ em tại TP. Hồ Chí Minh và 83% tại Hà Nội từng trải qua ít nhất một trong các hình thức quấy rối tình dục, 81% chia sẻ họ từng bị quấy rối hơn một lần trong đời, trong đó, có hơn 50% bị quấy rối từ 2-5 lần. Thế nhưng, có đến 66% phụ nữ và trẻ em gái không lên tiếng về sự quấy rối đó và 66% nam giới và người chứng kiến không có bất cứ hành động nào ngăn cản. |
Theo bà Trần Thị Bích Loan - Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐTB&XH), vẫn còn nhiều khoảng trống trong chương trình can thiệp bạo lực trên cơ sở giới. Hiện can thiệp bạo lực gia đình vẫn chỉ tập trung vào bạo lực thể chất, còn bạo lực tình dục vẫn chưa có con số thống kê mặc dù hiện tượng này đang rất phổ biến ngoài xã hội. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện chương trình còn thiếu nhạy cảm giới khi tiếp cận đối tượng bị bạo lực tình dục. Một số chính sách ban hành cũng chưa có can thiệp cho vấn đề bị quấy rối tình dục nơi làm việc. Vì vậy cần phải hoàn thiện chính sách, pháp luật, và cung cấp kiến thức, kỹ năng cho không chỉ phụ nữa mà cả nam giới về văn hóa tình dục và sức khỏe tình dục, giúp phụ nữ dám tố cáo bạo lực tình dục.
Q. An
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25