Mất ngủ ảnh hưởng tới não như thế nào?
5 dấu hiệu của mất cân bằng nội tiết | |
Những thói quen gây hại ngang với hút thuốc | |
Vạch mặt “kẻ thù” khiến bạn luôn mệt mỏi |
Năm 1959, Peter Tripp, một DJ nối tiếng của New York đã cam kết không ngủ trong 200 giờ để làm từ thiện trong khi tiếp tục tổ chức chương trình phát thanh của mình.
Các nghiên cứu về thiếu ngủ rất hiếm vào thời gian đó vì vậy không ai biết điều gì sẽ xảy ra. Đây là một sự kiện lớn không chỉ với hàng triệu thính giả của Tripp mà còn với cộng đồng khoa học.
Tác động sau đó của chương trình “không ngủ từ thiện” này lên tâm trí của Tripp mạnh mẽ hơn dự kiến của bất cứ ai.
Tính cách của một người đàn ông bình thường được mô tả là vui vẻ, lạc quan đã có những thay đổi đáng kể. Sang đến ngày thứ 3, ông trở nên rất dễ bị kích động, chửi rủa và sỉ nhục ngay cả người bạn thân nhất của mình. Đến cuối thời gian dự kiến, ông bắt đầu bị ảo giác và có hành vi hoang tưởng.
Nhưng bất chấp sự lo lắng của những bác sĩ chăm sóc sức khoẻ cho ông (và với sự hỗ trợ của các chất kích thích mà họ đưa cho ông), ông vẫn kiên trì và cuối cùng đi ngủ sau 201 giờ thức liên tục.
Các nghiên cứu phòng thí nghiệm hiện đại đã gọi một số hành vi quan sát thấy trong trường hợp của Tripp là hậu quả của mất ngủ. Mất ngủ hoặc ngủ ít kéo dài sẽ làm gia tăng sự kích động, tâm trạng xấu đi và gây ra cảm giác trầm cảm, tức giận và lo âu. Một số ý kiến cho rằng mất ngủ dẫn đến những phản ứng cảm xúc thái quá.
Mệt mỏi và cảm xúc
Giống như Tripp, những người bị mất ngủ tham gia vào một nghiên cứu đã bị stress và tức giận nhiều hơn nhóm chứng khi được yêu cầu hoàn thành một bài kiểm tra nhận thức đơn giản.
Phương pháp chụp não cho thấy lý do tại sao thiếu ngủ có thể dẫn tới những phản ứng cảm xúc khác thường. Hạch hạnh nhân nằm sâu trong não là trung tâm kiểm soát cảm xúc của chúng ta. Khi những người tham gia bị mất ngủ biểu lộ những hình ảnh tiêu cực về mặt cảm xúc, mức độ hoạt động ở hạch hạnh nhân cao hơn 60% so với những người được nghỉ ngơi.
Các nhà nghiên cứu cũng theo dõi cơ chế kết nối của những khu vực não khác nhau ở những người tham gia. Họ phát hiện ra rằng thiếu ngủ làm gián đoạn mối liên kết giữa hạch hạnh nhân và vỏ não trước trán trung gian. Đây là một phát hiện quan trọng vì vỏ não trước trán trung gian điều chỉnh hoạt động của hạch hạnh nhân. Mất ngủ dường như khiến hạch hạnh nhân phản ứng thái quá với kích thích tiêu cực vì nó trở nên mất kết nối với khu vực não làm dịu phản ứng.
Mất ngủ ở Las Vegas
Những ông chủ sòng bạc biết rằng những con bạc mệt mỏi thường đưa ra những quyết định mạo hiểm. Những sòng bạc sáng đèn, ồn ào và thiếu cửa sổ được thiết kế để bạn không nhận biết được thời gian.
Năm 2011, các nhà nghiên cứu ĐH Duke đã yêu cầu những người tham gia thực hiện một thử nghiệm đánh bạc. Kết quả cho thấy khi những người tham gia bị mất ngủ chỉ một đêm, họ ít đưa ra được những quyết định tránh mất mát và đưa ra nhiều quyết định tối đa hoá lợi ích. Nói cách khác, mất ngủ khiến các con bạc rủi ro hơn và lạc quan hơn. Sự thay đổi trong hành vi chấp nhận rủi ro này đi kèm với những thay đổi trong hoạt động ở khu vực não đánh giá kết quả tiêu cực và tích cực.
Giấc ngủ với việc học
Một khu vực khác của não bị tổn thương khi thiếu ngủ là vùng hồi hải mã. Đây là khu vực quan trọng để lưu trữ những ký ức mới. Khi mọi người bị mất ngủ dù chỉ một đêm, khả năng ghi nhớ thông tin mới sẽ bị giảm đi đáng kể. Điều này là do sự suy yếu ở vùng hồi hải mã gây ra bởi thiếu ngủ. Khi ghi nhớ một tập hợp các hình ảnh, những người tham gia bị thiếu ngủ cho thấy hoạt động ít hơn ở vùng hồi hải mã so với những người tham gia còn lại. Sự suy yếu ở hồi hải mã có thể do thiếu ngủ làm giảm khả năng viết thông tin mới của chúng
Ngoài ra, vùng hồi hải mã có thể cần giấc ngủ để chuyển thông tin mới được lưu trữ tới các khu vực khác của não. Trong trường hợp này, thiếu ngủ có thể dẫn tới hồi hải mã bị đầy, ngăn cản việc lưu trữ thông tin mới.
Bài học từ quyết định “không ngủ từ thiện”
Câu chuyện của Tripp là một kết thúc không hạnh phúc. Một thời gian ngắn sau chuyến “không ngủ từ thiện”, hôn nhân của ông đổ vỡ và cuối cùng ông bị mất việc và sự nghiệp của mình ở đài phát thanh.
Năm 1964, kỷ lục của ông bị phá vỡ bởi Randy Gardner, một học sinh trung học ở San Diego, người đã thức liên tục trong 264 giờ.
Có nhiều bài học được rút ra từ trải nghiệm của Tripp và từ những khám phá gần đây nhất trong khoa học giấc ngủ.
Nhiều người không ngủ đủ như những người hy sinh thời gian nghỉ ngơi để làm việc, đặc biệt là trên những thiết bị phát ra ánh sáng xanh. Ánh sáng này khiến họ khó ngủ hơn, ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng giấc ngủ.
Chúng ta cần nhận biết giá trị của giấc ngủ và đánh giá cao những lợi ích nó mang lại cho não. Thời gian dành cho giấc ngủ là sự đầu tư cần thiết để thông minh hơn, đưa ra những quyết định đúng đắn hơn và dẫn tới cuộc sống hạnh phúc hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38