Quy định rõ về phân loại hệ thống trí tuệ nhân tạo
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội |
4 cấp độ rủi ro của hệ thống trí tuệ nhân tạo
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu chuyên trách đã thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Một trong các vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là quy định về trí tuệ nhân tạo, tài sản số...
Về phân loại, xác định Danh mục hệ thống trí tuệ nhân tạo rủi ro cao trong ngành, lĩnh vực, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng quy định rõ phân loại hệ thống trí tuệ nhân tạo bao gồm: (i) rủi ro cao; (ii) tác động lớn; (ii) không phải rủi ro cao và (iv) hệ thống trí tuệ nhân tạo khác. Việc phân loại dựa trên các tiêu chí cơ bản 7 theo kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu và giao Chính phủ quy định chi tiết.
![]() |
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn tỉnh Lạng Sơn). Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn tỉnh Lạng Sơn) cho rằng, như vậy hệ thống trí tuệ nhân tạo vừa được phân chia theo tiêu chí, mức độ rủi ro, vừa được phân chia theo tiêu chí tác động lớn.
Theo đại biểu, việc phân chia cần được xác định theo một tiêu chí để từ đó có biện pháp quản lý phù hợp và đề nghị tham khảo cách thức phân chia theo 4 mức độ rủi ro trong đạo luật về trí tuệ nhân tạo năm 2024 của Liên minh châu Âu. Đó là mức một rủi ro không thể chấp nhận là cấm hoàn toàn, mức 2 là rủi ro cao là quy định nghiêm ngặt, mức 3 rủi ro hạn chế là yêu cầu minh bạch và mức 4 là rủi ro thấp thì cho tự do phát triển.
Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn tỉnh Lâm Đồng) cũng đề cập đến quy định tại Điều 53 dự thảo Luật về phân loại các hệ thống trí tuệ nhân tạo. Theo đó, khoản 1 Điều 53 quy định hệ thống trí tuệ nhân tạo rủi ro cao là hệ thống có khả năng gây ra những rủi ro, tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người, quyền và lợi ích của con người, lợi ích công cộng và trật tự an toàn xã hội.
Khoản 3 Điều 53 quy định hệ thống trí tuệ nhân tạo có tác động lớn là hệ thống có số người sử dụng đăng ký lớn, số lượng tham số lớn, khối lượng tính toán được sử dụng để đào tạo lớn.
Tuy nhiên, trong dự thảo Luật không quy định rõ thế nào là rủi ro cao, tổn hại nghiêm trọng, không hiểu được số lượng quy mô thế nào được gọi là lớn. Vì vậy, nữ đại biểu đề nghị xem xét giao Chính phủ quy định chi tiết các tiêu chí để xác định hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao quy mô số lượng như thế nào là lớn để đảm bảo vận dụng được trong thực tiễn.
Đồng thời, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh cho rằng cần bổ sung những nguyên tắc quản lý hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể bao gồm các nguyên tắc như nguyên tắc công bằng và không thiên vị, nguyên tắc an toàn và độ tin cậy, nguyên tắc riêng tư và bảo vệ dữ liệu và nguyên tắc kiểm soát con người.
![]() |
Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn tỉnh Lâm Đồng). Ảnh: Quốc hội |
Quyền sở hữu trí tuệ đối với trí tuệ nhân tạo thuộc về cá nhân và tổ chức
Về tài sản số, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nhất trí với việc phân chia tài sản ảo theo 3 tiêu chí là mục đích sử dụng công nghệ và tiêu chí khác trên cơ sở đó đưa ra biện pháp quản lý phù hợp trong dự thảo Luật. Tuy nhiên, quản lý tài sản ảo là vấn đề pháp lý mới, khó và phức tạp, là vấn đề xuyên quốc gia. Vì vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo bổ sung Báo cáo kinh nghiệm quốc tế để các đại biểu Quốc hội tham khảo khi xem xét thông qua dự án Luật tại Kỳ họp thứ 9.
Còn theo đại biểu Trịnh Thị Tú Anh, dự thảo Luật quy định tài sản số là tài sản theo quy định tại Bộ luật Dân sự, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử.
Để đầy đủ hơn, nữ đại biểu đề nghị bổ sung cụm từ "có tính độc nhất hoặc có thể thay thế" sau cụm từ "được thể hiện dưới dạng dữ liệu số". Bởi lẽ tính độc nhất hoặc có thể thay thế là một tính chất quan trọng của tài sản số vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cấp tài sản số đó được sử dụng giao dịch và định giá.
Trong đó, tính độc nhất tạo ra sự khan hiếm và giá trị riêng biệt cho từng loại tài sản, cho phép đại diện cho quyền sở hữu của các vật phẩm hoặc tài sản duy nhất cả trong thế giới thực và kỹ thuật số. Tính có thể thay thế cho phép dễ dàng trao đổi và sử dụng tài sản như một đơn vị tiền tệ để tạo ra tính thanh khoản cao và thúc đẩy các giao dịch thương mại là nền tảng cho các ứng dụng tài chính phi tập trung.
Về quyền sở hữu trí tuệ đối với trí tuệ nhân tạo, trên cơ sở báo cáo của Bộ Tư pháp, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thấy rằng pháp luật hiện hành của nhiều quốc gia có quy định quyền sở hữu trí tuệ vẫn chỉ thuộc về cá nhân và tổ chức, Al chỉ được coi là công cụ chứ không phải chủ sở hữu.
Tương tự, pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam quy định tác giả chỉ có thể là cá nhân (con người) và phải trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm, sáng chế,... chứ không phải thông qua trí tuệ nhân tạo. Do đó, về nội dung này Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị thực hiện theo Luật Sở hữu trí tuệ.
Về quy định tư cách, bản chất pháp lý của trí tuệ nhân tạo, Thường trực Ủy ban thẩm tra thống nhất với nhận định của Bộ Tư pháp. Hiện chưa có quốc gia nào ban hành luật riêng để điều chỉnh việc xác định trách nhiệm pháp lý của các đối tượng liên quan đến trí tuệ nhân tạo.
Các quốc gia vẫn đang áp dụng khung pháp luật chung, gồm: Pháp luật hình sự; pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; pháp luật về hợp đồng, pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; pháp luật về quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng, trách nhiệm đối với sản phẩm; pháp luật về trách nhiệm bảo hiểm... để xác định trách nhiệm pháp lý của các đối tượng liên quan đến trí tuệ nhân tạo. Do đó, Thường trực Ủy ban thẩm tra đề nghị tư cách, bản chất pháp lý của trí tuệ nhân tạo tiếp tục được điều chỉnh bởi pháp luật của các ngành, lĩnh vực có liên quan.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?
Tin khác

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp
Sự kiện 01/04/2025 12:18

Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách
Sự kiện 01/04/2025 07:13

Hành trình khẳng định thương hiệu
Sự kiện 01/04/2025 06:25

32 năm chuyện của chúng tôi
Sự kiện 31/03/2025 22:05

Niềm vui mỗi lần nhận giải
Sự kiện 31/03/2025 19:54

Từ tiếng nói công nhân đến nghị trường Quốc hội...
Sự kiện 31/03/2025 17:21

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư
Sự kiện 31/03/2025 15:40

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới
Sự kiện 30/03/2025 21:57

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV
Sự kiện 29/03/2025 15:56

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương chỉ còn 27 xã
Sự kiện 29/03/2025 09:47