Mập mờ khái niệm “đất sạch”
Vẫn chuyện đất sạch |
Hiện nay, thị trường đất sạch (đất vi sinh, đất hữu cơ cao cấp) vô cùng phong phú, chúng được đóng vào các bao và bán với giá từ 25.000 đồng – 75.000 đồng/bao tùy trọng lượng. Không chỉ được bày bán trên nhiều cửa hàng sinh vật cảnh, đất sạch được rao bán rộng rãi trên mạng xã hội.
Nếu trong đất nhiễm vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng sẽ rất nguy hiểm |
Theo quảng cáo, đất sạch được xay từ phụ phẩm nông nghiệp như xơ dừa, tro trấu, vỏ củ lạc, vỏ cà phê… Đất sạch là đất được tiệt trùng, diệt mầm bệnh và đợt đầu trông không cần bón phân, những đợt trồng sau phải bón phân, phù hợp cho trồng rau sạch…
Giữa thực tế nhức nhối về chất lượng thực phẩm, nguồn đất, nước bị ô nhiễm đã đẩy nhu cầu sử dụng “đất sạch” cao hơn bao giờ hết. Người tiêu dùng cho rằng, tự tay mua được đất, trồng cây, chăm sóc sẽ yên tâm hơn nhiều. Chị Nguyễn Thu Hà (số 190 Trường Chinh) chia sẻ: “Để bảo vệ sức khỏe gia đình cũng như để tâm lý yên tâm hơn, tôi quyết định làm một vườn rau trên tầng thượng. Tuy nhiên, lấy đất ở quê lên thì lắt nhắt, chưa kể cũng phải bón phân đạm nhiều cây mới đủ chất, tôi chọn mua đất sạch vì tiện mà không phải chăm bón, sử dụng phân nhiều”.
Thế nhưng, trên phần lớn bao bì đất sạch không ghi rõ thành phần đặc biệt là thành phần vi sinh vật, kim loại nặng, giấy tờ chứng nhận, ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng. Cùng với đó là sự mập mờ kiến thức ngay chính những người bán hàng đang khiến dư luận đặt nghi vấn về chất lượng đất sạch.
Khi được PV hỏi dựa trên những yếu tố nào để khẳng định đất sạch, đa phần người bán không thể trả lời vì họ mặc nhiên coi rằng, “đất là đã sạch, không có đất bẩn, chỉ là đất thôi đâu cần quá cầu kỳ”, chủ cửa hàng bán đất sạch trên đường Hoàng Hoa Thám (quận Tây Hồ) chia sẻ.
Ông Phạm Minh Hà, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết, bản chất đất sạch - đất hữu cơ cao cấp được xay từ phụ phẩm nông nghiệp, những phụ phẩm này đều lấy tạp từ tự nhiên. Nếu đất chỉ được sơ chế thông thường như xay tươi hoặc ủ sau đó sẽ phối trộn phân bón, ít được qua tiệt trùng xử lý thì vẫn tồn tại các vi sinh vật có hại hoặc chứa kim loại nặng độc hại. Trong khi đó, nhiều gia đình tin tưởng sản phẩm là đất sạch nên trồng rau củ, nhiều loại rau ăn sống và nếu đất chứa vi sinh vật có hại rất dễ ngộ độc thức ăn cũng như mắc một số bệnh như tả...
Chưa nằm trong danh mục quản lý của bất kỳ cơ quan chức năng nào sẽ là kẽ hở trong chất lượng của “đất sạch”. Phải chăng, đã đến lúc cần siết chặt quản lý mặt hàng này để đảm bảo triệt để sức khỏe người sử dụng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Môi trường 22/11/2024 23:37
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:15
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Phòng chống cháy nổ 22/11/2024 15:08
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/11/2024 06:09
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02