Vẫn chuyện đất sạch
Nhà đầu tư sẵn sàng...
Thời thị trường bất động sản nóng như lửa, đa số các DN nhảy xô vào việc xây dựng đô thị, chung cư để kiếm lời. Khi đó, hỏi một số DN tại sao lại không đầu tư vào việc xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN thì đa số “lắc đầu” thủ tục rườm rà và quan trọng chưa nhìn thấy lợi nhuận! Việc xây dựng nhà ở cho công nhân nhằm cụ thể hóa NQ 20 của Ban chấp hành TƯ về xây dựng giai cấp công nhân trong tình hình mới tưởng chừng lâm vào bế tắc. Có lẽ lại phải trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước mà thôi!
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, những quan ngại về xây nhà ở cho công nhân khó kiếm lời đã không còn đúng. Một số DN (không nằm trong khu công nghiệp) cũng sẵn sàng bỏ tiền để xây dựng nhà ở công nhân. Bằng chứng, tại buổi làm việc với Ban Quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội của Bí thư Phạm Quang Nghị mới đây, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Trần Văn Thực cho biết: Vừa qua, có doanh nghiệp đã làm việc với Liên đoàn Lao động Tp và các ban ngành liên quan và họ sẵn sàng bỏ tiền ra xây nhà công nhân, song điều này không thể thực hiện được vì lý do thiếu đất sạch trong các KCN trên địa bàn.
Bình luận về nội dung này, khi trao đổi với phóng viên một số chuyên gia, doanh nghiệp đã nhìn nhận rằng: Với quy mô phát triển về các KCN, cụm CN nhiều như hiện nay, thì việc cả DN trong khu công nghiệp, ngoài khu công nghiệp “bắt tay” nhau dựa trên những cơ chế ưu đãi của Nhà nước của TP chắc chắn sẽ không bị thiệt. Cụ thể, theo ông Nguyễn Văn Thạch chuyên gia tư vấn xây dựng thì cứ lấy nhà ở xã hội làm thước đo. Nếu nhà nước hỗ trợ DN bằng các yếu tố nguồn đất, miễn thuế DN, hỗ trợ lãi suất thì rất nhiều DN “nhảy” vào tham gia xây dựng nhà ở công nhân. Vì xây nhà ở cho công nhân, ngoài các hỗ trợ về cơ chế, họ còn được kinh doanh tiền thuê nhà. Hỏi rằng, trong bổi cảnh khó khăn như hiện tại, lĩnh vực nào có thể hấp dẫn hơn.
Chờ ông quy hoạch!
Một chuyên gia ở Viện nghiên cứu công nhân nói rằng: Kể từ khi chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới; đặc biệt là việc phát triển ngày một nhiều các khu công nghiệp, trong khâu hoạch định chính sách, cụ thể là quy hoạch dường như chúng ta đã “bỏ quên” người lao động. Vì sao? Khi chúng ta xác định giai cấp công nhân lao động là chủ thể trực tiếp sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội, song trong chính sách, thậm chí tư duy kinh tế chúng ta chỉ tập trung vào việc làm sao thu hút được nhiều dự án, còn các vấn đề ở tầm chiến lược cả về chính trị, lẫn kinh tế chúng ta bỏ quên: Đó là nhà ở cho người lao động và các dịch vụ đi kèm. Các quy hoạch vùng, quy hoạch chi tiết cho các KCN-KCX ít đất dành cho xây dựng nhà ở công nhân chứ chưa nói đến khu đô thị cho công nhân. Đến nay, khi nhìn nhận ra vấn đề, các cấp ngành đang kêu gọi xã hội hóa xây dựng nhà ở công nhân thì lại không hề có đất sạch!
Nhận xét của vị chuyên gia trên hoàn toàn xác đác. Ví như Hà Nội: Hiện thành phố có 08 KCN với diện tích 1.230 ha, thu hút khoảng 140 ngàn công nhân lao động. Song chỉ có 2 khu công nghiệp xây được nhà ở công nhân, đó là khu nhà ở công nhân trên địa bàn xã Kim Chung- Đông Anh thuộc KCN Bắc Thăng Long và nhà ở công nhân thuộc KCN Phú Nghĩa (ngoại trừ một số DN như Meiko... đã tiến hành xây nhà ở cho công nhân). Con số công nhân được thuê, được ở trong các khu nhà công nhân theo báo cáo của Ban Quản lý các KCN- KCX Hà Nội là 10.000 người. Còn lại, theo Chủ tịch Liên đoàn Lao động Tp Trần Văn Thực công nhân đang phải thuê ở trong những khu nhà trọ của tư nhân với giá khá cao và điều kiện vật chất thiếu thốn.
Còn một giám đốc ở Khu CN Thạch Thất- Quốc Oai thì cho rằng: Việc xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN không hẳn bởi DN đang trực tiếp sử dụng lao động không quan tâm, mà bởi các quy định không rõ ràng. Ví dụ: Trước khi ban hành Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg, quy hoạch phát triển các KCN chưa được gắn đồng thời với lập quy hoạch và phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị, khu dân cư. Vì vậy, những KCN quy hoạch từ trước 2009 trở về trước hiện rất khó tìm được quỹ đất gần KCN để quy hoạch làm nhà ở công nhân. Nhiều nhà đầu tư có nhu cầu xây dựng khu nhà ở công nhân trong KCN gần với khu sản xuất để thuận tiện cho người lao động lưu trú và làm việc, đồng thời doanh nghiệp cũng giữ được lao động, nhưng cách làm này lại trái với Nghị định 29/NĐ-CP (quy định KCN không có dân cư sinh sống).
Mệnh lệnh của cuộc sống!
Tại cuộc hội thảo về nhà ở cho công nhân, tổ chức tại Bình Dương mới đây, Bộ trưởng xây dựng Trình Đình Dũng cho rằng: Mấu chốt là thời gian tới, nhà nước phải có các chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở thông qua các luật, nghị định. Cạnh đó, trong quản lý quy hoạch đô thị, KCN phải gắn KCN với đô thị và ngược lại, phải có quy họach đất xây dựng nhà ở công nhân trong KCN; cần có quỹ nhà ở xã hội( cả nhà ở công nhân) cần thiết để cho thuê; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp áp dụng KH-CN mới để giảm giá thành xây dựng nhà ở công nhân phù hợp với thu nhập của họ; có chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế; quản lý chất lượng giá thuê nhà ở trọ... Đặc biệt, các lãnh đạo địa phương phải xem việc xây dựng nhà ở công nhân là chỉ tiêu bắt buộc phải thực hiện hàng năm thì kết quả thực hiện mới cao. Còn các chuyên gia cho rằng: Trước mắt, Chính phủ phải sửa đổi bổ sung các NĐ liên quan đến điều kiện xây dựng đô thị tại các KCN, đồng thời phải ban hành văn bản bắt buộc phải đưa vào khu công nghiệp quỹ đất xây nhà ở cho công nhân. Với những khu công nghiệp đã đi vào sử dụng, không còn quỹ đất thì chính quyền địa phương phải tạo điều kiện cho DN có quỹ đất sạch ngoài hàng rào, còn những khu công nghiệp đã được phê duyệt thì phải điều chỉnh quy hoạch nhà ở.
Trên địa bàn Tp, theo Quyết định số 1081/QĐ_ TTg ngày 6/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì từ nay đến năm 2020 tầm nhìn 2030 Tp sẽ có 33 KCN- KCNC (công nghệ cao), với quỹ đất 6.693 ha; trong đó đã có 17 KCN đã được Thủ tướng cho phép thành lập. Bởi vậy, để thực tốt NQ 20 của BCHTƯ Đảng, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Tp Trần Văn Thực đề nghị thành phố cần phải bổ sung, điều chỉnh sớm các quy hoạch hiện có để có quỹ đất xây dựng nhà ở công nhân, nhà trẻ mẫu giáo cho em. (hiện 100% KCN chưa có nhà trẻ mẫu giáo).
Trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà công nhân tại các KCN- KCX không còn cách nào khác là phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa. Xã hội hóa theo hướng, chính quyền hỗ trợ về cơ chế, chính sách, quỹ đất sạch, tín dụng, DN cả trong KCN và ngoài KCN đầu tư tài chính để xây dựng. Điều quan trọng, đã đến lúc cộng đồng DN phải hiểu xây nhà cho công nhân chính là góp phần ở tầm dài hạn cho DN gặt hái được nhiều thành công. Vì khi công nhân lao động có chỗ để ở, có trường cho con học, đồng nghĩa với việc họ sẽ gắn bó với DN, năng suất lao động sẽ tăng lên. UVBCT- Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị
|
L. Hà
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15