Mắc bệnh dại án tử được báo trước
Hầu hết bệnh nhân đến viện muộn
Mặc dù sau một thời gian dài liên tục giảm, đến nay bệnh dại đang có xu hướng tăng. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại. Các ca mắc dại tử vong tập trung chủ yếu tại miền Bắc với 19/22 trường hợp (86%); miền Trung có 3/22 trường hợp (14%). Trong đó 3 tỉnh thành có số ca nhiều nhất là: Thanh Hóa; Yên Bái và Tuyên Quang. Bộ Y tế nhận định, bệnh có thể gia tăng vào mùa hè do tăng các ổ dịch dại trên đàn chó trong thời gian này. Riêng ở Hà Nội, sau 2 năm vắng bóng, bệnh dại tái xuất với 2 trường hợp tử vong. Tất cả các trường hợp tử vong này đều không đi tiêm phòng sau khi bị chó cắn.
Tiêm phòng là cách phòng dại tốt nhất cho chó, mèo
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, BS. Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu cho biết: Từ đầu năm đến nay đã có 7 trường hợp mắc dại nhập viện. Bệnh nhân đến từ Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên. Sai lầm thường gặp nhất ở những ca tử vong do bệnh dại là người bị cắn không theo dõi chó và bản thân cũng không đi tiêm phòng. 100% bệnh nhân vào viện khi đã muộn nên không thể cứu được. BS Cấp nhấn mạnh, do nhận thức hạn chế, cộng với tâm lý “ tiếc tiền” của người dân nên không ít người khi bị chó, mèo dại cắn đã tìm đến thuốc nam với hy vọng chữa khỏi, nhưng trên thực tế nếu không tiêm phòng, hiện chưa có loại thuốc nào có thể cứu sống bệnh nhân khi đã lên cơn dại.
Cần tiêm phòng vắc xin dại chó mèo
Để khống chế bệnh dại, GS.TS. Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ cho biết, thời gian tới, việc quan trọng là chính quyền các cấp phải nâng cao tinh thần trách nhiệm hơn nữa trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động phòng chống bệnh dại trên địa bàn, huy động các ban ngành đoàn thể cùng người dân chủ động tham gia tích cực phòng chống bệnh dại. Trong đó, biện pháp chủ yếu là quản lý đàn chó. Vì vi rút dại có trong nước dãi của chó bệnh, xâm nhập cơ thể người qua vết thương, vết xước của người khi bị chó liếm, bị chó cắn, hoặc khi người giết mổ chó bệnh. Việc tiêm phòng dại cho chó, mèo sẽ giúp giảm nguồn lây bệnh cho người.
Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cần phải dự phòng chủ động trước khi bị chó dại cắn cho nhóm người có nguy cơ cao như cán bộ thú y đi bắt chó, tiêm phòng cho chó, người giết mổ chó... GS. TS Nguyễn Trần Hiển cảnh báo người dân cẩn trọng khi bị chó hoang cắn, vì không theo dõi được tình trạng của chó. Tuy nhiên, chó mắc dại thường chạy lung tung và cắn người đi đường, vì thế chẳng may bị chó cắn người dân tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được tư vấn kịp thời.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó giám đốc Sở Y tế khuyến cáo, người dân cần đặc biệt lưu ý khi bị chó cắn. Theo đó, sau khi bị chó cắn, cần rửa thật sạch vết thương với nước xà phòng, nước muối 0,9%; sát khuẩn vết thương bằng cồn nhằm tránh bội nhiễm và giảm đến mức tối thiểu lượng vi rút xâm nhập. Tiếp đến, người dân đến cơ sở y tế để được tư vấn và hoặc tiêm phòng và theo dõi sức khỏe. Không nên đi chữa bệnh ở những thầy lang, với những trường hợp bị cắn ở vùng đầu – mặt – cổ thì cần phải đến ngay trung tâm y tế gần nhất để tiêm phòng. |
Phương An
Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động
Tin khác

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%
Y tế 27/03/2025 12:16

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025
Y tế 27/03/2025 10:31