“Ma trận” sách “nhảm” đầu độc trẻ thơ
Thời gian qua, nhiều cuốn sách thiếu nhi có nội dung không phù hợp đã “lọt” ra thị trường. |
Sách thiếu nhi cổ vũ bạo lực
Dạo quanh một số nhà sách trên địa bàn Hà Nội, phóng viên như bị lạc vào ma trận sách thiếu nhi. Những cuốn sách đủ hình dáng, màu sắc bắt mắt với những lời quảng cáo hấp dẫn, giúp trẻ em phát triển tư duy, khả năng suy đoán, được bày bán đầy trên các kệ lớn nhỏ. Tuy nhiên, nội dung bên trong có những gì, không ai có thể đoán.
Trước những vụ việc liên quan đến “hạt sạn” trong sách thiếu nhi được báo chí phản ánh thời gian qua, nhiều phụ huynh cho biết họ rất “run tay” khi mua sách cho con. Bởi sách có yếu tố bạo lực lại tồn tại dưới những cái tên rất kêu như Truyện cổ tích rèn trí thông minh cho trẻ, Kho tàng chuyện cổ tích kinh điển... Chúng hiện đang nằm chen chúc trên kệ của các nhà sách lớn nhỏ khắp cả nước.
Chị Bích Nguyên (Thanh Trì, Hà Nội) bày tỏ sự bức xúc khi chia sẻ với Lao Động về một cuốn sách rèn luyện trí thông minh cho trẻ mà chị vừa mua để đọc cho con trai 3 tuổi. “Tôi liên tục phải lái câu chuyện sang một hướng khác vì trên những trang sách có nhiều chi tiết bạo lực. Chẳng hạn trong chuyện “Thi ăn với người khổng lồ” có chi tiết anh Còi lừa anh Khổng lồ, mời về nhà mình rồi cho ăn cháo no say, sau đó bày cách để anh Khổng lồ lấy dao rạch bụng để cháo chảy ra cho đỡ tức bụng. Trẻ con dễ tin, nhỡ chúng làm như thế thật thì không biết hậu quả sẽ như thế nào” - chị Nguyên lo lắng.
Tương tự, anh Đoàn Văn Quê (Hà Nội) cũng “tá hỏa” khi phát hiện trong cuốn “Truyện cổ tích Việt Nam” của Nhà xuất bản Hải Phòng mà anh mua có những câu hội thoại giữa các nhân vật hết sức dung tục, cụt lủn. Ví dụ trong truyện “Thỏ trắng và Hổ xám” - câu chuyện kể về chú thỏ mưu trí đã vượt qua sự đe dọa của hổ xám gian ác, có những ngôn từ tục tĩu như “Tôi đi i..., khi con kiến bò lên ngọn cây...”, “Thỏ nhẹ nhàng nhảy xuống bóp d... hổ”...
Lật giở những trang sách khác, anh lại phát hiện thêm những chi tiết nhạy cảm, không phù hợp để trẻ con đọc. Cuối cùng, vị phụ huynh này đã phải thốt lên: “Quá hãi hùng truyện tranh Việt Nam”, “khủng khiếp quá”... trước việc liên tiếp xuất hiện những ấn phẩm không phù hợp cho con trẻ nhưng lại được “gắn mác”, “đội lốt” sách truyện dành cho thiếu nhi.
Yếu tố bạo lực ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ nhỏ, không nên để trẻ em chứng kiến những hình ảnh bạo lực...
Ấy vậy, không ai ngờ, bạo lực lại nằm ngay trong những cuốn sách dành cho thiếu nhi.
Dư luận từng bức xúc trước những ấn phẩm cho thiếu nhi có đoạn khuyến khích trẻ con phạm tội, với những mẩu hỏi đáp nhanh như: “Thầy giáo hỏi: Muốn được Thượng Đế tha tội chúng ta phải làm gì? Học sinh trả lời: Phải phạm tội”. Hay trong cuốn “Phép cộng trừ trong phạm vi 100” có bài toán ghê rợn: “Hai bàn tay em có 10 ngón, do đùa nghịch dao nên bị cụt mất đi hai ngón tay. Hỏi em còn lại mấy ngón tay”. Đi kèm với đó là hình ảnh bàn tay có hai ngón bị cắt rời, khiến người lớn còn rùng mình và liệu sẽ tác động thế nào đến tâm hồn của trẻ nhỏ?
Từ sai chính tả đến sai kiến thức
Sách “Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1” với những kiến thức sai lệch về việc dạy trẻ đi trên mảnh thủy tinh để thể hiện sự dũng cảm từng gây xôn xao dư luận một thời. Hay trong bộ “Tủ sách thiếu nhi” với trọn bộ 9 cuốn, có sai sót chính tả ngay ở bìa trang sách. Tiêu đề cuốn sách nguyên bản là “Có công mài sắt có ngày nên kim” đã bị sai chính tả thành: “Có công mài sắt có ngày lên kim”.
Độc giả cũng từng giật mình bởi những lỗi sai kiến thức đến ngớ ngẩn của cuốn “Mười vạn câu hỏi vì sao” do NXB Hồng Đức phát hành năm 2015, có chi tiết nói rằng “lạc đà là loài chim lớn nhất thế giới”. Cụm từ “camel bird” (camel-lạc đà, bird-chim) nghĩa là đà điểu đã được đội ngũ biên tập dịch thành lạc đà dẫn đến sai sót nghiêm trọng về mặt kiến thức. Cũng trong cuốn sách này còn có chi tiết hỏi: “Trứng chim gì to nhất thế giới” và khẳng định trứng lạc đà rất to.
Rồi những cuốn sách bài tập tiếng Việt nhưng giúp trẻ học giỏi môn Toán, hay viết sai “thùng rác” thành “thùng giác”, truyện cổ tích biến tấu “sọ dừa” thành “sọ người” đã được phụ huynh, báo chí phản ánh trong thời gian qua. Nhiều sách nhảm đã bị thu hồi, nhưng giữa ma trận sách thiếu nhi hiện nay, phụ huynh vẫn lo lắng không biết chọn sách nào cho con em mình. Bởi thực tế, có những cuốn sách bị sai sót, đã có quyết định thu hồi, dừng phát hành, nhưng do nạn sách lậu hoành hành nên vẫn được bày bán trên thị trường và đến tay các em nhỏ.
Đừng đầu độc tâm hồn trẻ thơ
Mới đây, một phụ huynh đã chia sẻ những bức ảnh chụp lại từ cuốn truyện tranh “Anh hùng Héc-quyn” chị vô tình thấy con mình đang đọc. Điều khiến chị sốc nhất là trong cuốn truyện có những hình ảnh, chi tiết phản cảm, đến người lớn còn “ngượng chín mặt” và hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Ngoài ra, tập truyện còn có những lời thoại gợi dục nói về chuyện ân ái, tình một đêm... giữa các nhân vật. Phụ huynh chia sẻ tâm trạng lo lắng, bất an, vì không ngờ những cuốn truyện tranh, bìa thì ghi dành cho thiếu nhi, nhưng bên trong lại chứa nội dung “người lớn”.
Những phát hiện nói trên có thể chưa phải là cuối cùng. Hiện nay gia đình nào cũng bận, bố mẹ không có thời gian đọc qua những ấn phẩm có trong cặp, hay trên giá sách của con. Mặt khác, phụ huynh đều tin tưởng đó là những tác phẩm dành cho thiếu nhi, nhất là mảng truyện tranh, được xuất bản chính thống nên yên tâm không có vấn đề gì. Chỉ đến khi dư luận ầm ĩ thì mới giật mình xem lại sách.
Là một bà mẹ có con đang lớn, TS. Vũ Thu Hương (giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội) chia sẻ tâm trạng lo lắng, bởi truyện tranh với các thông tin cụt lủn, thiếu hệ thống, những hình ảnh phản cảm có thể khiến trẻ em hiểu lệch lạc, hình thành những thói quen rất xấu.
TS Hương mong rằng truyện tranh Việt Nam, mảng sách thiếu nhi được quan tâm hơn nữa: “Đã đến lúc những nhà giáo dục cần lên tiếng về hiện tượng tranh ảnh nhạy cảm, nội dung nóng bỏng trong các cuốn sách dành cho thiếu nhi... Tôi cũng rất lo lắng và mong muốn truyện tranh Việt Nam được trả lại sự trong sáng và tính nhân văn vốn có thay vì những câu từ cộc lốc, nội dung cụt lủn và tranh ảnh nóng. Tôi nghĩ rằng, phần lớn các cha mẹ cũng suy nghĩ như tôi và thiết tha mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để môi trường của trẻ thực sự trong sáng”.
Theo Đặng Chung/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02