Lương tối thiểu vùng năm 2016 sẽ tăng 12,4%: “Bằng mặt” nhưng chưa “bằng lòng”!
Họp Hội đồng tiền lương Quốc gia: Chênh lệch các mức đề xuất tăng lương | |
Cơ quan, tổ chức không thực hiện việc điều chỉnh lương sẽ bị phạt |
Đây là phương án cao nhất trong ba phương án mà bộ phận kỹ thuật của Hội đồng Tiền lương quốc gia đưa ra (bao gồm: 12,4%, 11,4% và 10,7%). Tuy nhiên, cả phía đại diện người lao động và giới chủ lại cảm thấy chưa bằng lòng hay thoải mái với kết quả này!
Căng thẳng, gay gắt
Là những cụm từ mô tả bầu không khí đầu giờ của phiên họp lần thứ ba (phiên cuối cùng) của Hội đồng Tiền lương Quốc gia bàn về mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016. Bởi cả đại diện người lao động (Tổng LĐLĐ VN) và giới chủ (Phòng Thương mại và Công nghiệp VN – VCCI) vẫn bảo lưu các mức đề xuất trước đó của mình cùng những lý lẽ riêng khiến cuộc tranh luận về lương tối thiểu vùng càng gay gắt.
Bảo vệ cho mức đề xuất mức tăng lương 16,8 % (tương ứng với mức tăng 550.000 đồng của vùng I và 350.000 đồng của vùng IV) của mình, quan điểm pháp lý của Tổng LĐLĐ là chiếu theo điều 91 - Bộ luật Lao động 2012 quy định lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu cho người lao động và gia đình họ. Luật có hiệu lực vài năm mà lương tối thiểu vùng mới chỉ đáp ứng được trên 70% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động là một nghịch lý. Ngoài ra, năm nay tình hình kinh tế khá hơn thì mức lương tối thiểu vùng phải cao hơn mức tăng 14,3% của năm 2015, không thể thấp hơn.
Người lao động tạm hài lòng với mức tăng lương tối thiểu vùng 12,4% |
Trả lời phỏng vấn của báo chí vào giờ giải lao giữa giờ của phiên họp sáng nay, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, vẫn khẳng định, phía Tổng LĐLĐ chỉ có thể đồng ý tăng lương tối thiểu ít nhất bằng mức tăng năm 2015, như vậy đã giảm 2,5% so với mức đề xuất ban đầu. Trường hợp phương án được đưa ra bỏ phiếu không đạt mức này, đại diện cho người lao động có thể bỏ phiếu trắng. Ngoài ra, ông cũng đối thoại lại quan điểm của một số chuyên gia cho rằng tăng lương tối thiểu phải tính đến yếu tố tăng năng suất lao động. "Hiện nay lương tối thiểu vùng thấp hơn so với nhu cầu sống tối thiểu, như vậy thì làm sao đòi hỏi được việc tăng năng suất lao động", ông Chính cho hay.
Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia Đặng Minh Thuần: Với người lao động, tăng thêm đồng nào quý đồng ấy Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã bỏ phiếu để thống nhất mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là 12,4%. Tuy chưa đạt như mục tiêu đặt ra như ban đầu của Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng như kỳ vọng của NLĐ song có thể nói mức tăng này cũng có thể là chấp nhận được và đây cũng được xem là thành công của tổ chức CĐ trong việc quyết liệt bảo vệ quyền lợi của người lao động. Mức tăng lần này đã đạt được gần như mức tăng của năm 2015 là từ 250.000-400.000 đồng cho người lao động từ vùng 1 đến vùng 4. Đối với NLĐ, trong bối cảnh đời sống còn rất khó khăn, kham khổ thì tiền lương được tăng đồng nào đều đáng quý và đáng trân trọng đồng ấy. Hơn nữa, tới đây, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi bổ sung năm 2014 sẽ có hiệu lực thi hành, việc đóng BHXH sẽ căn cứ trên thu nhập thực tế của người lao động, việc tăng lương sẽ giúp cho mức đóng BHXH của người lao động được nâng lên, kéo theo những quyền lợi khác của NLĐ được cải thiện. Ngoài ra, việc tổ chức CĐ đồng thuận với mức tăng lần này cũng thể hiện sự chia sẻ với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện còn có những khó khăn về sản xuất, kinh doanh, việc làm hiện nay. Xuân Sinh- Phạm Diệp (ghi) |
Trong khi đó, đại diện giới sử dụng lao động là VCCI lại chỉ đồng ý điều chỉnh tăng thêm 0,7% so với mức đề xuất trước đó (tăng từ 10% lên 10,7%, tức là tăng khoảng 250.000-300.000 đồng) chứ không thể lên đến mức 11% được. Bởi theo VCCI, phần lớn các hiệp hội doanh nghiệp chỉ đề xuất mức tăng 7%, riêng có hiệp hội DN Nhật Bản là đề xuất mức tăng 10%. Vì cộng đồng DN đang phải chịu rất nhiều áp lực trong bối cảnh các chi phí đầu vào đều tăng. Nếu tăng mức như đề xuất của Tổng LĐLĐ, chi phí đầu vào của doanh nghiệp sẽ tăng lên khá nhiều. “Hiện nay có tới 70% DN đang làm ăn không có lãi. Mức tăng lương không hợp lý sẽ trở thành gánh nặng cho DN, làm giảm sức cạnh tranh, thu hẹp sản xuất, đẩy người lao động ra đường. Do đó, chúng tôi đã tính toán rất kỹ mới đưa ra mức tăng trên", ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch VCCI, cho biết.
Các bên chưa hài lòng mức tăng 12,4%
Trước nguy cơ cuộc thương lượng giữa đại diện cho người lao động và đại diện cho người sử dụng lao động tiếp tục rơi vào bế tắc, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Bộ LĐTB&XH đã phải tác động cả hai phía để quyết chốt mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 trình Chính phủ. Kết quả, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã bỏ phiếu để thống nhất mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là 12,4% với tỷ lệ phiếu đồng thuận chiếm 92,8% (14/15 thành viên). Theo ông Phạm Minh Huân, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, đây là lần đầu tiên trong 3 năm, hội đồng có mức đồng thuận cao như vậy. Mức tăng này, theo quan điểm của Bộ LĐTBXH là hài hòa cả hai bên trong bối cảnh hiện nay cũng như chứng tỏ sự nỗ lực lớn của hai bên khi cùng đi tới “tiếng nói” chung giúp doanh nghiệp phát triển và đảm bảo đời sống người lao động.
Cụ thể, với mức đề xuất tăng lên 12,4% của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, lương tối thiểu vùng 2016 từng vùng sẽ là: Vùng I có mức 3.500.000 đồng/ tháng, tăng 400.000 đồng so với năm 2015; vùng II là 3.100.000 đồng/ tháng, tăng 350.000 đồng so với năm 2015; vùng III là 2.700.0000 đồng/tháng, tăng 300.000 đồng so với năm 2015 và vùng IV là 2.400.000 đồng/ tháng, tăng 250.000 đồng so với năm 2015.
Tuy nhiên, phát biểu với báo chí sau khi phiên họp kết thúc, đại diện Tổng LĐLĐ VN cho biết, chưa thoải mái với kết quả này. Tuy nhiên cũng tạm hài lòng vì mức tăng năm nay đã đạt được bằng mức tăng của năm 2015 là từ 250.000-400.000 đồng từ vùng 1 đến vùng 4. “Chúng tôi nghĩ người lao động cũng sẽ tạm chất nhận”, ông Mai Đức Chính cho hay. Còn theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch VCCI, ông không hài lòng với kết quả bỏ phiếu này bởi DN sẽ khó khăn, nhất là việc đóng BHXH. “Chúng tôi sẽ có đề nghị cơ quan thẩm quyền giãn lộ trình đóng BHXH theo Luật BHXH, nếu không DN sẽ rất khó khăn”, ông Phòng cho biết thêm.
Kim Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Nâng cao thể lực, sẵn sàng cho mùa giải đấu lớn
Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, tăng cường kết nối khu vực ASEAN
Hà Nội tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng dân số
“Xanh hóa” dòng vốn đầu tư để phát triển kinh tế bền vững
Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi
Tin khác
Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng
Sự kiện 25/11/2024 07:54
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Sự kiện 23/11/2024 21:36
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Sự kiện 23/11/2024 21:34
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14