Luôn yêu và tin hàng Việt
Cán bộ, đảng viên phải làm gương, tiên phong trong sử dụng hàng Việt | |
Tạo cạnh tranh lành mạnh cho hàng Việt | |
Nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc lựa chọn, tiêu dùng hàng Việt |
Nhu cầu sử dụng hàng Việt được đáp ứng
Nhằm nỗ lực đáp ứng nhu cầu của người lao động đang làm việc trong các KCN – CX Hà Nội về việc được cung ứng và sử dụng hàng Việt, đảm bảo chất lượng, giá cả ưu đãi, thời gian qua, LĐLĐ TP Hà Nội đã ký kết Văn bản thỏa thuận hợp tác với các đơn vị, doanh nghiệp về chương trình phúc lợi cho đoàn viên công đoàn và người lao động. Theo đó, nhiều doanh nghiệp đã cam kết bán hàng chất lượng với giá ưu đãi cho người lao động.
Ngày càng có nhiều người lao động được tiếp cận với hàng hóa Việt |
Đơn cử, với sản phẩm kinh doanh chính là trứng gia cầm, Công ty TNHH Ba Huân Hà Nội cam kết giảm giá 5% so với giá niêm yết cho đoàn viên công đoàn khi mua các sản phẩm tại các cửa hàng, đại lý của công ty trên địa bàn TP Hà Nội; Công ty Cổ phần Hỗ trợ thanh toán Việt Phú cam kết cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho đoàn viên và người lao động, trả chậm trong 6 tháng, tài trợ 100% lãi suất đồng thời giảm giá 5% cho đoàn viên công đoàn có thẻ đoàn viên khi mua hàng trả tiền trước đối với các mặt hàng điện tử và gia dụng thiết yếu; Công ty TNHH Trung Thành có ngành nghề chính là chế biến, kinh doanh các mặt hàng gia vị, thực phẩm, cam kết sẽ giảm giá 15% trên giá bán cho đoàn viên công đoàn khi mua các sản phẩm của công ty…
Thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, LĐLĐ TP Hà Nội đã đề nghị LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, công đoàn ngành, công đoàn cấp trên cơ sở, công đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức lồng ghép các hoạt động với việc đưa hàng Việt đến với đoàn viên, công nhân viên chức lao động. Đồng thời, các cấp công đoàn cần phối hợp với ngành Công Thương, các doanh nghiệp tổ chức các “Phiên chợ công nhân”, “Gian hàng giảm giá”, “Chợ lưu động”, xây dựng mô hình “Siêu thị công đoàn” với hàng hóa sản xuất trong nước ở các khu công nghiệp, khu nhà trọ công nhân… Ngoài ra, thời gian tới, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục vận động các doanh nghiệp kinh doanh thương mại tổ chức khoảng 200 chuyến bán hàng lưu động trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, các KCN - CX nơi đông người lao động sinh sống để cung ứng hàng hóa Việt cho người lao động và nhân dân; đưa hàng Việt vào bếp ăn của doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu, cụm công nghiệp để phục vụ người lao động. Cạnh đó, tổ chức từ 8 – 10 phiên chợ Việt với khoảng 20 – 40 gian hàng tiêu chuẩn/phiên chợ, mỗi phiên chợ kéo dài từ 3 – 5 ngày. |
Là một trong số đông người lao động được thường xuyên được mua các sản phẩm hàng Việt đảm bảo chất lượng, chị Nguyễn Thị Linh, công nhân đang làm việc tại KCN Thăng Long chia sẻ: “Nếu như trước đây, gia đình tôi phải tranh thủ ngày nghỉ để vào nội thành mua sắm đồ dùng, thực phẩm tại siêu thị Big C và dùng dần trong cả tuần thì giờ đây tôi đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian và yên tâm hơn khi ngay gần nơi ở cũng đã có những cửa hàng bán thực phẩm sạch, hàng hóa Việt.
Đặc biệt, nhờ Công đoàn mà người lao động chúng tôi được mua các loại thực phẩm, các đồ gia dụng thiết yếu đảm bảo chất lượng với giá ưu đãi từ 5% - 15%. Tôi mong rằng, sẽ có nhiều doanh nghiệp ký cam kết bán hàng với giá ưu đãi và đảm bảo chất lượng cho người lao động để chúng tôi có thêm sự lựa chọn và có nhiều cơ hội được sử dụng hàng Việt Nam chất lượng” – chị Linh bày tỏ.
Đẩy mạnh cung ứng hàng Việt tại các KCN – CX
Thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, LĐLĐ TP Hà Nội đã đề nghị LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, công đoàn ngành, công đoàn cấp trên cơ sở, công đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức lồng ghép các hoạt động với việc đưa hàng Việt đến với đoàn viên, công nhân viên chức lao động.
Đồng thời, đề nghị các cấp công đoàn phối hợp với ngành Công Thương, các doanh nghiệp tổ chức các “Phiên chợ công nhân”, “Gian hàng giảm giá”, “Chợ lưu động”, xây dựng mô hình “Siêu thị công đoàn” với hàng hóa sản xuất trong nước ở các khu công nghiệp, khu nhà trọ công nhân…
Ngoài ra, theo Sở Công Thương Hà Nội, thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục vận động các doanh nghiệp kinh doanh thương mại tổ chức khoảng 200 chuyến bán hàng lưu động trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, các KCN - CX nơi đông người lao động sinh sống để cung ứng hàng hóa Việt cho người lao động và nhân dân; đưa hàng Việt vào bếp ăn của doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu, cụm công nghiệp để phục vụ người lao động.
Cạnh đó, tổ chức từ 8 – 10 phiên chợ Việt với khoảng 20 – 40 gian hàng tiêu chuẩn/phiên chợ, mỗi phiên chợ kéo dài từ 3 – 5 ngày. Qua các hoạt động thiết thực đó sẽ góp phần phục vụ tốt và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người lao động; tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được mua sắm những hàng hóa đa dạng mẫu mã, chủng loại với chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý.
Trước thông tin các doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh cung ứng hàng Việt, đảm bảo chất lượng vào các KCN – CX, đặc biệt là hàng Việt sẽ được đưa vào các bếp ăn của công ty, nhiều người lao động đã bày tỏ niềm vui mừng khi nỗi lo mua, sử dụng phải các mặt hàng không đảm bảo chất lượng sẽ không còn.
Anh Nguyễn Văn Hùng, công nhân đang làm việc tại KCN Phú Nghĩa chia sẻ: “Đối với những người lao động có thu nhập còn hạn hẹp như chúng tôi thì việc được sử dụng hàng hóa Việt đảm bảo chất lượng và nếu được mua với giá ưu đãi nữa thì sẽ rất tốt. Và chắc chắn là tôi sẽ ưu tiên mua các mặt hàng đó để vừa tiết kiệm chi tiêu vừa góp phần hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Cùng chung niềm vui đó, chị Vũ Thị Mai, công nhân đang làm việc tại KCN Quang Minhbày tỏ: “Vấn đề mất an toàn thực phẩm hiện nay đang được toàn xã hội quan tâm, nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng được bán trôi nổi trên thị trường và len lỏi vào các bếp ăn khiến cho chúng tôi cảm thấy rất lo lắng.
Chính vì vậy, tôi luôn mong muốn được sử dụng nguồn thực phẩm, hàng hóa chất lượng, rõ nguồn gốc. Khi biết hàng hóa Việt sẽ được đưa vào các bếp ăn của doanh nghiệp trong các KCN – CX, tôi cảm thấy rất yên tâm. Vì sản phẩm được sản xuất tại các công ty của Việt Nam chắc chắn giá cả sẽ hợp lý, chất lượng cũng sẽ yên tâm hơn và bữa ăn của người lao động sẽ đảm bảo hơn.
Ngoài ra, khi hàng hóa Việt được cung ứng vào các KCN – CX sẽ giúp đông đảo người lao động được tiếp cận, có nhiều sự lựa chọn để mua sắm hơn. Nhu cầu mua sắm và tiêu thụ hàng hóa lớn cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các công ty Việt”.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40