Luật Đất đai 2013: Nhiều bất cập cần tháo gỡ
Quốc hội chính thức thông qua Luật đất đai sửa đổi |
Tại buổi tọa đàm xung quanh vấn đề bất cập của Luật Đất đai 2013 do Trung tâm Phát triển cộng đồng bền vững ( SCODE) tổ chức mới đây, các chuyên gia của các nhóm đã nghiên cứu và chỉ ra 20 điểm bất cập trong trong việc thi hành luật. Đơn cử như vướng mắc trong quy hoạch phát triển kinh tế tỉnh liên quan vùng, thời gian xác định giá kéo dài do nhiều khâu ảnh hưởng đến đền bù, văn bản không thống nhất, giá đền bù khác nhau giữa Nhà nước thu hồi và dự án do các doanh nghiệp thu hồi, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phức tạp, bất cập do khác nhau về thời gian thực hiện thủ tục hành chính giữa các văn bản…
Bất cập nhất trong thu hồi đất là không đưa ra được căn cứ để định giá đất. |
Liên quan đến vấn đề bồi thường và giá đền bù khác nhau giữa dự án Nhà nước thu hồi đất và dự án do các doanh nghiệp thu hồi, ông Lại Đức Thành, một nông dân tỉnh Hà Nam cho biết, giá đền bù thu hồi đất ở Hà Nam thấp nhất trong 6 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, dù Hà Nam là tỉnh giáp ranh với Hà Nội. Từ năm 2009 đến nay, giá đất nông nghiệp tại Hà Nam vẫn không thay đổi với mức 40.000 đồng/m². Cùng với một số nội dung đền bù đi kèm như hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo nghề…tổng cộng 1m² đất nông nghiệp ở Hà Nam được đền bù khoảng 135.000 đồng. Như vậy, một sào ruộng , tổng số tiền đền bù khoảng 49 triệu đồng. Theo ông Thành, số tiền 1 m2 đất được Nhà nước đền bù “chưa đủ để mua 1 cân thịt bò”, trong khi đó giá mà các doanh nghiệp trực tiếp thỏa thuận đền bù với người dân lại khác, khoảng trên dưới 100 triệu đồng/1 sào.
Theo luật sư Lê Đức Tiết, nguyên Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật, Trung ương MTTQ Việt Nam, bất cập lớn nhất của chính sách trong thu hồi đất là không đưa ra được căn cứ nào để định giá đất. Nhà nước cần có biện pháp giúp người dân quản lý tiền đền bù một cách hợp lý, nhất là giúp họ có nghề nghiệp ổn định để đảm bảo cuộc sống lâu bền, không lâm vào cảnh không kế sinh nhai, dễ sa vào các tệ nạn của xã hội. |
Theo luật sư Lê Đức Tiết, nguyên Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật, Trung ương MTTQ Việt Nam, bất cập lớn nhất của chính sách trong thu hồi đất là không đưa ra được căn cứ nào để định giá đất. Nhà nước cần có biện pháp giúp người dân quản lý tiền đền bù một cách hợp lý, nhất là giúp họ có nghề nghiệp ổn định để đảm bảo cuộc sống lâu bền, không lâm vào cảnh không kế sinh nhai, dễ sa vào các tệ nạn của xã hội.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh cũng chỉ rõ những bất cập giữa thi hành Luật Đất đai 2013 với Luật Đầu tư. Theo Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh, theo quy định của Luật Đất đai 2013 (điều 117 và 118), việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế thông qua đấu giá, không có hình thức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư để làm căn cứ giao đất, cho thuê đất. Song, theo quy định của Chính phủ thì kết quả lựa chọn chủ đầu tư dự án có sử dụng đất là căn cứ để lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến vướng mắc trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất, lập danh mục dự án thu hồi đất, thiếu căn cứ khi làm thủ tục giao đất, cho thuê đất theo kết quả lựa chọn chủ đầu tư dự án có sử dụng đất.
Theo Luật Đất đai 2013, đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường chỉ được bồi thường theo giá đất nông nghiệp và hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm theo quy định (không còn khoản hỗ trợ 30% giá đất ở trung bình của khu vực). Theo Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh, điều này đã gây khó khăn trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Hay theo quy định, việc cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản, nhưng thực tế, có nhiều trường hợp cố tình không chấp hành bàn giao đất, đến sát thời điểm chuẩn bị cưỡng chế họ mới chấp hành và yêu cầu phải chờ họ bàn giao đất trong thời hạn trên. Đặc biệt, trong việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai, Hà Nội đang gặp vướng mắc trong quy định về cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền. Việc thu hồi đất đối với một số trường hợp vi phạm pháp luật đất đai, gặp nhiều khó khăn, do đối tượng bị thu hồi đất không hợp tác. Thế nhưng, theo điều 71 - Luật Đất đai 2013, chỉ có quy định cưỡng chế thực hiện đối với trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư; không quy định việc cưỡng chế thu hồi đất vi phạm pháp luật đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm có hướng dẫn thực hiện việc xử lý khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án...
Lan Anh- Văn Chiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14