Lớp học xóa mù chữ cho chị em vùng cao
Mường Chanh đang thay da đổi thịt |
Để từng bước xóa nạn mù chữ từ đầu năm 2015 đến nay, Hội Phụ nữ huyện Mường Lát đã phối hợp với các Đồn Biên phòng Quang Chiểu, Biên phòng Tén Tằn và Đoàn kinh tế Quốc phòng 5 (Bộ Quốc phòng) đã mở gần 10 lớp xóa mù chữ và chống tái mù chữ cho bà con ở các xã Mường Chanh với số lượng gần 400 học viên, có độ tuổi từ 25 đến 55 tuổi.
Thầy giáo Biên phòng Quang Chiểu (Mường Lát) đang dạy học |
Chị Cút Thị Hà (31 tuổi, đồng bào Khơ Mú, ở bản Lách, Mường Chanh) cho biết: “Từ khi được các thầy giáo biên phòng về dạy chữ, chúng tôi rất vui, khoảng chiều tối là chị rủ nhau đến lớp”.
Cũng kể từ khi các chị em trong bản biết chữ, họ đã có thể đọc báo, đọc sách nâng cao kiến thức và tìm kiếm thông tin phục vụ cho cuộc sống. “Trước kia, khi chưa biết chữ, muốn biết chuyện gì cũng chỉ mượn người khác đọc lại thôi, xấu hổ lắm. Bây giờ, chị em chúng tôi đã biết đọc thông, viết thạo, thậm chí còn gửi tin nhắn cho nhau trên điện thoại di động”, chị Cút Thị Hà tâm sự.
Cùng chung tâm trạng, chị Hà Thị Ét (32 tuổi, ở bản Chai, Mường Chanh) cười và nói: "Lúc đầu, các thầy giáo biên phòng và cán bộ phụ nữ đến vận động chị em đi học, ai cũng ngại. Sau khi được các thầy giáo giải thích thì ai cũng muốn đi học".
Lớp học chống trái mù chữ ở bản Chai (xã Mường Chanh, Mường Lát) |
Trung úy Hà Văn Chiện, chiến sỹ Đồn Biên phòng Quang Chiểu chia sẻ: "Trước khi mở lớp, anh em chúng tôi và cán bộ phụ nữ xã, cán bộ Hội Phụ nữ huyện phải đến từng gia đình có người mù chữ hoặc tái mù chữ để vận động chị em đến lớp. Lúc đầu chị em cũng ngại vì tuổi tác nhưng sau đó đã đến lớp theo học".
Có trường hợp trước kia đã được học rồi, nhưng khi về nhà lại không chịu khó tập đọc, tập viết nên tái mù chữ. Sau một thời gian kiên trì tuyên truyền, vận động và giải thích cho bà con thì lớp học đã dần dần nâng số lượng, bà con còn đi học rất chuyên cần.
Đánh giá về hiệu quả của các lớp xóa mù chữ, Trung tá Nguyễn Thế Anh, Phó Đồn trưởng, Đồn Biên phòng Quang Chiểu cho biết, những lớp học nêu trên phần nào đã giúp cho hàng trăm bà con mù chữ và tái mù chữ đã biết viết, biết đọc. Tuy nhiên, những người đứng lớp đều là chiến sỹ biên phòng, nên cũng chưa hoàn thiện về chuyên môn sư phạm. Do đó, để những lớp học này đạt kết quả cao hơn nữa, cán bộ biên phòng sẽ phối hợp với ngành giáo dục huyện, bổ trợ thêm kỷ năng nghiệp vụ sư phạm cho các chiến sỹ đứng lớp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40